Chân bị ngứa: Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Chân bị ngứa là một vấn đề có thể làm người bệnh rất khó chịu và phiền toái. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể do các bệnh lý, phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc… Việc điều trị giảm nhẹ cảm giác ngứa hoặc ngăn chặn cơn ngứa có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Quỳnh Anh, chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Chân bị ngứa bất thường

Cơn ngứa có thể làm người bệnh tỉnh giấc giữa đêm. Theo thời gian, tình trạng này còn có thể gây ra căng thẳng và thậm chí là trầm cảm. Việc cào gãi cũng có thể làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cơn ngứa ở chân. Một số không đáng lo ngại như da khô vào mùa đông hoặc mặc quần áo có chất liệu không mềm mại. Nhưng có những nguyên nhân khác lại nghiêm trọng hơn nhiều.

Chân bị ngứa đôi lúc có thể xuất hiện vào giữa đêm, khiến người bệnh mất ngủ và gây ra các tình trạng mệt mỏi và khó chịu.
Chân bị ngứa đôi lúc có thể xuất hiện vào giữa đêm, khiến người bệnh mất ngủ và gây ra các tình trạng mệt mỏi và khó chịu.

2. Chân bị ngứa do tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có tình trạng ngứa da. Chân bị ngứa do tiểu đường có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân như sau:

  • Đường huyết cao: Điều này có thể dẫn đến làn da cực kỳ khô, gây cảm giác muốn gãi.

  • Tuần hoàn máu kém: Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường và có thể gây ra cảm giác ngứa ở chân.

  • Tổn thương thần kinh: Đau và tê là triệu chứng thường gặp của tổn thương thần kinh do tiểu đường, Tuy nhiên, với một số trường hợp, tổn thương thần kinh cũng có thể biểu hiện bằng triệu chứng ngứa, từ đó khiến chân bị ngứa. 

  • Bệnh thận do tiểu đường: Tổn thương thận là tổn thương khá thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường mà một trong những triệu chứng có thể có là ngứa dai dẳng.

  • U vàng: Khi tiểu đường không được kiểm soát tốt, người bệnh có thể xuất hiện các cục u nhỏ, ngứa, thường xuất hiện ở đùi, mặt sau đầu gối, mông hoặc khuỷu tay.

  • Bệnh về da: Một số tình trạng da mãn tính hoặc tạm thời có thể khiến chân bị ngứa, bao gồm bệnh chàm, bệnh vẩy nến, bệnh ghẻ, côn trùng cắn và phát ban.

3. Một số bệnh khác gây ngứa chân

Chân bị ngứa có thể là một dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng mà bệnh nhân chưa biết mình mắc phải, bao gồm:

  • U lympho: Ngứa thường xảy ra ở những người mắc bệnh  u lympho Hodgkin và u lympho T ở da.

  • Ung thư da: Trong một số trường hợp, dấu hiệu duy nhất của bệnh ung thư da là một đốm nhỏ trên da, có thể bề ngoài như một nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi thay đổi hình dạng hoặc kích thước. Đôi khi, đốm nhỏ này có thể gây ngứa..

  • Bệnh thận tiến triển: Ngứa vẫn là một triệu chứng phổ biến khi thận bắt đầu suy, ngay cả khi bệnh thận không liên quan đến bệnh tiểu đường.

  • Bệnh gan: Nếu cơn ngứa bắt đầu từ lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân và sau đó lan ra ngoài, có thể gan đang gặp vấn đề. Người bệnh có thể bị xơ gan hoặc tắc ống mật. Ngoài ra, viêm gan C cũng có thể gây ngứa da.

  • Bệnh tuyến giáp: Các vấn đề về tuyến giáp cũng có thể gây ngứa da, và trong một số trường hợp, có thể gây phát ban mãn tính.

4. Chân bị ngứa do dị ứng

Phát ban và cảm giác ngứa cũng có thể là dấu hiệu của viêm da tiếp xúc. Dưới đây là một số chất gây viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến:

  • Niken (có trong nhiều kim loại, bao gồm cả khóa kéo).

  • Nước hoa.

  • Dầu gội.

  • Mủ cao su.

  • Xi măng.

  • Chất tẩy rửa.

  • Chất làm mềm vải.

5. Ngứa chân do tác dụng của thuốc

Trong một số trường hợp, chân bị ngứa là do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau opioid. Cơn ngứa do các loại thuốc này gây ra thường không đi kèm với phát ban hoặc nổi mề đay.

Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị ung thư cũng có thể gây ra cảm giác chân bị ngứa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc này đều gây ra triệu chứng trên da.

Trong một số trường hợp, chân bị ngứa có thể do tác dụng phụ của thuốc.
Trong một số trường hợp, chân bị ngứa có thể do tác dụng phụ của thuốc.

Ngứa cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc thường gây ra phản ứng dị ứng:

6. Cách điều trị ngứa chân đơn giản

Dưới đây là những phương pháp tự điều trị tại nhà mà các bác sĩ da liễu gợi ý để giảm hoặc ngăn chặn cảm giác muốn gãi chân:

  • Chườm lạnh lên vùng chân bị ngứa: Người bệnh có thể sử dụng một túi nước đá hoặc một miếng vải ướt chườm lên trên da.

  • Tắm bằng bột yến mạch: Tuy nhiên, hãy tránh sử dụng loại bột yến mạch có chứa đường. Sử dụng bột yến mạch dạng keo giúp làm sạch, dưỡng ẩm và bảo vệ da, đồng thời cũng làm giảm viêm.

  • Cung cấp đủ độ ẩm cho da: Điều này có thể giúp giảm ngứa ngay cả khi cơn ngứa bắt nguồn từ các nguyên nhân nghiêm trọng như bệnh thận. Bệnh nhân có thể sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để tránh kích ứng da.

  • Dùng kem giảm đau chứa pramoxine: Thành phần này có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn đối với các trường hợp phát ban, da rất khô, côn trùng cắn,…

7. Khi nào nên đi khám vì ngứa chân?

Đi khám vì ngứa chân cũng là một giải pháp cần được ưu tiên để biết rõ về tình hình của người bệnh
Đi khám vì ngứa chân cũng là một giải pháp cần được ưu tiên để biết rõ về tình hình của người bệnh

Thăm khám tại bệnh viện luôn luôn là lựa chọn sáng suốt khi người bệnh gặp vấn đề sức khỏe, và chân bị ngứa cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp người bệnh quyết định liệu có nên đặt lịch hẹn với bác sĩ hay không:

  • Đến gặp bác sĩ nếu cảm giác ngứa kéo dài hơn 2 tuần sau khi đã thử các phương pháp điều trị tại nhà.

  • Khi cảm giác ngứa nghiêm trọng hoặc làm bệnh nhân khó ngủ vào ban đêm.

  • Các cơn ngứa có thể xuất hiện nhanh chóng mà không có nguyên nhân rõ ràng.

  • Cảm giác ngứa ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi hoặc sốt cao.

Chân bị ngứa là một vấn đề có thể gây khó chịu cho cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi các cơn ngứa xuất hiện vào giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị bệnh tận gốc, bắt nguồn từ các nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng hiệu quả. Chính vì thế, mọi người hãy liên hệ với bác sĩ khi bản thân gặp bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe