Cơ địa dị ứng là gì? Nguyên nhân và các tình trạng liên quan

Cơ địa dị ứng có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tình trạng: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng....

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Đỗ Thiên Ân, chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Cơ địa dị ứng là gì?

Cơ địa dị ứng là một trở ngại đối với hệ thống miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh dị ứng hơn. Gen của bệnh nhân là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này

Khi mắc dị ứng, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trở nên nhạy cảm hơn đối với các tác nhân gây bệnh. Điều này dẫn đến phản ứng của cơ thể bệnh nhân đối với các chất kích thích (như bụi, phấn hoa, đậu phộng hoặc lông động vật) mạnh hơn so với người bình thường. Nếu bệnh nhân phát hiện mình mắc dị ứng hoặc hen suyễn, nguyên nhân có thể do cơ địa dị ứng.


Cơ địa dị ứng là một trở ngại đối với hệ thống miễn dịch.
Cơ địa dị ứng là một trở ngại đối với hệ thống miễn dịch.

2. Điều gì xảy ra khi người bệnh có cơ địa dị ứng

Khi cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ xem chất gây dị ứng như một mối nguy hiểm và bắt đầu sản xuất kháng thể immunoglobulin E (IgE). Những kháng thể này kích thích một số tế bào giải phóng các chất gây dị ứng, dẫn đến các triệu chứng như sổ mũi, đau họng, khó thở hoặc phản ứng trên da.

3. Nguyên nhân gây dị ứng là gì?

Các tế bào miễn dịch ở người bị cơ địa dị ứng sẽ sản xuất rất nhiều IgE để phản ứng với các chất vô hại trong môi trường. Các nhà nghiên cứu tin rằng gen là một trong những nguyên nhân dẫn đến gây dị ứng cơ địa. Khoảng 80% người mắc dị ứng có ít nhất một thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh dị ứng.


Gen là một trong những nguyên nhân dẫn đến gây dị ứng cơ địa.
Gen là một trong những nguyên nhân dẫn đến gây dị ứng cơ địa.

4. Các tình trạng liên quan đến dị ứng

Cơ địa dị ứng khiến bệnh nhân dễ mắc các tình trạng như sau:

  • Hen suyễn: Khi mắc phải tình trạng hen suyễn, đường hô hấp của bệnh nhân sẽ bị viêm và các cơ xung quanh co lại gây ra sự khó thở. Các chất gây dị ứng có thể kích thích hen suyễn, dẫn đến các triệu chứng như ho khò khè, khó thở, cảm giác tức ngực. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hen suyễn dạng hít để mở rộng đường hô hấp bị thu hẹp, giúp hô hấp dễ dàng hơn.
  • Viêm mũi dị ứng: Còn được biết đến như "sốt cỏ khô", xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân nhầm lẫn các chất vô hại như phấn hoa hoặc lông thú cưng với các chất gây hại. Tình trạng này dẫn đến chảy nước mũi, gây ngứa mắt và xuất hiện các triệu chứng dị ứng khác. Bệnh nhân có thể kiểm soát viêm mũi dị ứng bằng cách sử dụng thuốc, tiêm phòng dị ứng hoặc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Bệnh chàm: Còn được gọi là viêm da dị ứng, gây ra cảm giác ngứa, da khô, đỏ. Tình trạng này thường xuất hiện ở khuỷu tay, mặt sau đầu gối, trên mặt và da đầu. Da của bệnh nhân có thể bị viêm khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Một nửa số người mắc bệnh chàm cũng mắc hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Việc sử dụng kem chống viêm và kem dưỡng ẩm cùng việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, có thể giúp kiểm soát tình trạng xuất hiện bệnh chàm.

Bệnh chàm gây ra cảm giác ngứa, da khô, đỏ và viêm da.
Bệnh chàm gây ra cảm giác ngứa, da khô, đỏ và viêm da.

Các tình trạng dị ứng khác cũng liên quan đến cơ địa dị ứng bao gồm:

  • Dị ứng với thực phẩm, như: động vật có vỏ, trứng hoặc các loại hạt.
  • Viêm mắt, gọi là viêm kết mạc dị ứng.
  • Dị ứng thuốc.
  • Phản ứng khi bị côn trùng cắn.
  • Phát ban.
  • Phù mạch.
  • Sốc phản vệ, một phản ứng gây đe doạ tính mạng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe