Tổn thương dây thần kinh quay: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Dây thần kinh quay nằm trong cánh tay giúp kiểm soát chuyển động của cơ tam đầu, mở rộng cổ tay, ngón tay. Tổn thương dây thần kinh quay có thể gây đau, yếu và mất chức năng ở cổ tay, bàn tay và ngón tay.

1. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương dây thần kinh quay

Tổn thương dây thần kinh quay có nhiều nguyên nhân có thể. Bao gồm:

  • Gãy xương humerus, một xương ở cánh tay trên
  • Ngủ với cánh tay trên trong tư thế chèn ép
  • Áp lực từ việc dựa cánh tay của bạn qua lưng ghế
  • Sử dụng nạng không đúng cách
  • Ngã hoặc va chạm mạnh vào cánh tay

Nguyên nhân phổ biến nhất của tổn thương thần kinh quay là gãy tay, các tai nạn thể thao và công việc. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, bạn có thể bị rách hoàn toàn dây thần kinh quay.

Nhiễm độc chì cũng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh lâu dài. Theo thời gian, độc tố chì có thể gây ra thiệt hại cho toàn bộ hệ thống thần kinh. Tổn thương dây thần kinh quay có thể dẫn đến bệnh liệt thần kinh quay.

Những người mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh lý suy giảm chức năng thận có nguy cơ mắc bệnh thần kinh quay cao hơn người khác.


Ngươi mắc bệnh thđái tháo đường có tỷ lệ mắc bệnh thần kinh qauy cao hơn người khác
Ngươi mắc bệnh thđái tháo đường có tỷ lệ mắc bệnh thần kinh qauy cao hơn người khác

2. Triệu chứng và chẩn đoán tổn thương dây thần kinh quay

Tổn thương thần kinh quay thường gây ra các triệu chứng ở mu bàn tay, gần ngón tay cái và ở ngón trỏ và ngón giữa. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau nhói hoặc đau, cũng như cảm giác bất thường ở ngón tay cái và ngón tay.
  • Đau dẫn đến cảm giác tê, ngứa ran và khó khăn khi duỗi thẳng cánh tay.
  • Bạn cũng có thể thấy rằng không thể mở rộng hoặc duỗi thẳng cổ tay và ngón tay.

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng. Ví dụ, bạn có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu và vitamin, cũng như chức năng thận và tuyến giáp của bạn.

Các xét nghiệm này kiểm tra các dấu hiệu của các tình trạng khác liên quan đến tổn thương thần kinh, chẳng hạn như: Bệnh tiểu đường, thiếu vitamin hoặc các bệnh về thận và gan. Một CT scan hoặc MRI cũng có thể tìm bệnh trong vòng đầu, cổ, hoặc vai có thể gây áp lực lên dây thần kinh quay.

Trong những trường hợp rất hiếm, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết thần kinh để khám thần kinh quay. Điều này liên quan đến việc lấy một mẫu nhỏ của dây thần kinh và kiểm tra nó để xác định nguyên nhân gây ra bệnh.


Người bệnh sẽ cảm thấy đau dẫn đến cảm giác tê và khó khăn khi duỗi thẳng cánh tay.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau dẫn đến cảm giác tê và khó khăn khi duỗi thẳng cánh tay.

3. Điều trị tổn thương dây thần kinh quay

Mục tiêu của điều trị tổn thương thần kinh quay là làm giảm các triệu chứng trong khi duy trì chuyển động của cổ tay và bàn tay giảm tình trạng liệt dây thần kinh quay.

Kết quả của điều trị tốt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Trong một số trường hợp, các triệu chứng tự hết dần mà không cần can thiệp. Bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc các liệu pháp khác để giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.

3.1 Điều trị không phẫu thuật

Có một số lựa chọn điều trị không phẫu thuật khác nhau. Bao gồm các:

  • Thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm có thể giúp giảm đau do chấn thương thần kinh quay. Nó cũng có thể giúp vết thương nhanh lành hơn. Một mũi tiêm cortisone ở vùng bị ảnh hưởng có thể giảm đau.
  • Kem hoặc miếng dán gây mê cũng có thể được sử dụng để giảm đau, trong khi vẫn cho phép di chuyển.
  • Thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng (quy định để điều trị đau)
  • Tiêm steroid
  • Sử dụng nẹp để cố định dây thần kinh. Điều này có vẻ không phải là tùy chọn thuận tiện nhất, nhưng nó có thể giúp bạn phục hồi dây thần kinh trong khi nó đang lành.
  • Vật lý trị liệu để tăng cường và duy trì sức mạnh cơ bắp giúp chữa lành và cải thiện chức năng của thần kinh.
  • Massage: Massage điều trị là một lựa chọn khác. Massage có thể phá vỡ mô sẹo và làm cho dây thần kinh quay phản ứng nhanh hơn.

Một số người chọn kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS) để điều trị tổn thương thần kinh. Liệu pháp này bao gồm đặt một số điện cực dính trên da gần khu vực bị ảnh hưởng. Các điện cực cung cấp một dòng điện nhẹ ở tốc độ khác nhau.

Các phương pháp điều trị ít truyền thống hơn, chẳng hạn như châm cứu, cũng là một lựa chọn tốt.


Sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp vết thương mau lành hơn
Sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp vết thương mau lành hơn

3.2 Điều trị phẫu thuật

Hầu hết những người bị chấn thương thần kinh quay sẽ hồi phục trong vòng ba tháng sau khi bắt đầu điều trị nếu dây thần kinh không bị rách. Nhưng một số trường hợp cuối cùng cần giải phẫu dây thần kinh quay.

Nếu dây thần kinh quay bị vướng, phẫu thuật có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh. Hoặc có một khối, chẳng hạn như một khối u lành tính, trên dây thần kinh quay của, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ nó.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật sẽ chữa lành hầu hết các tổn thương thần kinh quay trong vòng 12 tuần. Những người trẻ hơn khi tổn thương thần kinh có xu hướng phục hồi nhanh. Nếu cần phẫu thuật, thời gian phục hồi hoàn toàn có thể mất từ ​​sáu đến 12 tháng.

Có thể ngăn ngừa hầu hết các tổn thương thần kinh quay bằng cách tránh gây áp lực kéo dài lên phần trên cánh tay. Tránh các hành vi có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, chẳng hạn như chuyển động lặp đi lặp lại hoặc ở tư thế chật chội khi ngồi hoặc ngủ.

Nếu công việc đang làm đòi hỏi phải có những chuyển động lặp đi lặp lại, hãy thực hiện các bước để tự bảo vệ mình bằng cách nghỉ ngơi và chuyển đổi giữa các tư thế khác nhau. Khi có các triệu chứng tổn thương dây thần kinh quay lập tức đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời tránh dẫn đến tình trạng liệt thần kinh quay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe