Cách phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten

Nếu một người đang gặp phải tình trạng dị ứng khi ăn lúa mì hoặc các thực phẩm chứa gluten, cần nên phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten để hiểu rõ bản thân đang mắc phải tình trạng gì và có hướng điều trị phù hợp.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Quỳnh Anh, chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Bệnh không dung nạp gluten là gì? 

Gluten là loại protein có trong lúa mạch, lúa mạch đen và lúa mì. Lúa mì là một loại ngũ cốc được sử dụng làm nguyên liệu trong bánh mì, mì ống và ngũ cốc. Lúa mì cũng thường xuất hiện trong các món ăn như súp và nước sốt salad. Lúa mạch thường được tìm thấy trong bia và các thực phẩm có chứa mạch nha. Lúa mạch đen có trong bánh mì lúa mạch đen, bia lúa mạch đen và một số loại ngũ cốc.

Bệnh không dung nạp gluten hay bệnh Celiac là bệnh xuất phát từ phản ứng với gluten, làm cho cơ thể không thể hấp thu các thực phẩm chứa gluten. Cùng tìm hiểu cách phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten trong phần sau đây.

2. Phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten 

Bệnh Celiac là tình trạng rối loạn tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với gluten.

Khi người bệnh mắc bệnh celiac, việc ăn thực phẩm chứa gluten sẽ khiến hệ thống miễn dịch tổn thương hoặc phá hủy nhung mao của người bệnh.

Vi nhung mao là những thành phần có vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu vi nhung mao không khỏe mạnh, cơ thể sẽ không thể nhận được nguồn dinh dưỡng cần thiết dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Hơn nữa, bệnh Celiac có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như tổn thương đường ruột vĩnh viễn.

2.1 Triệu chứng của bệnh celiac

Triệu chứng bệnh celiac ở người lớn và trẻ em thường khác nhau. Trẻ em có nhiều triệu chứng về hệ tiêu hóa hơn:

  • Chướng bụng và đầy hơi.

  • Tiêu chảy mãn tính.

  • Táo bón.

  • Phân nhạt màu, có mùi hôi.

  • Đau bụng.

  • Buồn nôn và ói mửa.

Việc trẻ em không hấp thụ được chất dinh dưỡng trong những năm tăng trưởng và phát triển có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như:

  • Trẻ sơ sinh chậm phát triển.

  • Dậy thì muộn ở thanh thiếu niên.

  • Chiều cao thấp.

  • Tâm trạng khó chịu.

  • Giảm cân.

Trong khi đó, người lớn sẽ gặp các triệu chứng sau nếu mắc bệnh celiac:

  • Mệt mỏi.

  • Thiếu máu.

  • Trầm cảm và lo âu.

  • Loãng xương.

  • Đau khớp.

  • Đau đầu.

  • Vết loét trong miệng.

  • Vô sinh hoặc sảy thai thường xuyên.

  • Kinh nguyệt không đều.

  • Ngứa ran ở tay và chân.

Việc phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten và các dạng dị ứng tương tự khá khó khăn vì triệu chứng đau đầu thường dễ nhầm lẫn với nhiều tình trạng khác.
Việc phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten và các dạng dị ứng tương tự khá khó khăn vì triệu chứng đau đầu thường dễ nhầm lẫn với nhiều tình trạng khác.

2.2 Triệu chứng dị ứng lúa mì

Lúa mì là một trong các chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu. Dị ứng lúa mì là phản ứng miễn dịch đối với bất kỳ protein nào có trong lúa mì. Dị ứng lúa mì là một hội chứng phổ biến nhất ở trẻ em, khoảng 65% trẻ em bị dị ứng lúa mì sẽ hết bệnh ở tuổi 12.

Các triệu chứng dị ứng lúa mì thường gặp:

Các triệu chứng liên quan đến dị ứng lúa mì thường sẽ bắt đầu trong vòng vài phút sau khi ăn lúa mì. Tuy nhiên, triệu chứng có thể xuất hiện hai giờ sau đó.

Các triệu chứng dị ứng lúa mì có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng, chẳng hạn như sốc phản vệ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tiêm epinephrine (chẳng hạn như EpiPen) nếu người bệnh được chẩn đoán bị dị ứng lúa mì. 

2.3 Triệu chứng nhạy cảm với gluten không phải celiac (NCGS)

Tình trạng liên quan đến gluten gây ra các triệu chứng ở những người không mắc bệnh celiac và cũng không dị ứng với lúa mì được gọi là tình trạng nhạy cảm với gluten không phải celiac (hay còn gọi tắt là NCGS). 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng nghiên cứu về nguyên nhân chính xác của tình trạng này và thậm chí không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán một người mắc NCGS. 

NCGS được chẩn đoán ở những người gặp các triệu chứng sau khi ăn gluten nhưng xét nghiệm âm tính với dị ứng lúa mì và bệnh celiac. Khi ngày càng có nhiều người đến gặp bác sĩ để báo cáo các triệu chứng khó chịu sau khi ăn gluten, các nhà nghiên cứu cũng đang cố gắng mô tả đặc điểm của các tình trạng này để có thể hiểu rõ hơn về NCGS.

Các triệu chứng phổ biến nhất của NCGS như:

  • Mệt mỏi về tinh thần, còn được gọi là “sương mù não”

  • Mệt mỏi

  • Đầy hơi, chướng bụng và đau bụng

  • Đau đầu

Vì không có xét nghiệm phòng thí nghiệm có hiệu quả đối với NCGS nên bác sĩ sẽ muốn xem xét sự liên quan giữa các triệu chứng của bệnh nhân và việc tiêu thụ gluten để chẩn đoán một người có mắc NCGS hay không. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh liệt kê lịch sử tiêu thụ thực phẩm của mình và các triệu chứng đang gặp phải để xác định rằng liệu gluten là có phải là nguyên nhân gây ra hay không.

Sau khi nguyên nhân này được xác định và các xét nghiệm dị ứng lúa mì và bệnh celiac của người bệnh trở lại bình thường, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên bắt đầu chế độ ăn không có gluten.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu cảm thấy bản thân đã mắc phải một trong những bệnh liên quan đến dung nạp gluten thì mọi người phải nói chuyện với bác sĩ trước khi tự chẩn đoán hoặc tự mình bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc bác sĩ tiêu hóa sẽ tiến hành các xét nghiệm và thảo luận để đưa ra chẩn đoán.

Bệnh nhân khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ sớm tránh các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh nhân khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ sớm tránh các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo một số nghiên cứu, hơn 83% người mắc bệnh celiac không được chẩn đoán và không biết rằng bản thân họ đang mắc bệnh này. Hơn nữa, vì bệnh celiac có yếu tố di truyền nên nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, mọi người nên gặp bác sĩ để xác nhận xem mình có mắc bệnh celiac hay không để có thể khuyên người thân của mình đi xét nghiệm. 

5. Xây dựng chế độ ăn không có gluten hoặc không có lúa mì

Để điều trị bệnh celiac hay điều trị dị ứng lúa mì, bệnh nhân cần việc tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không chứa gluten, không chứa lúa mì. Nếu bị NCGS, mức độ loại bỏ gluten khỏi cuộc sống của bệnh nhân còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ dung nạp của bệnh nhân.

Hiện nay, chúng ta có sẵn nhiều lựa chọn không chứa gluten, bao gồm các loại thực phẩm như: bánh mì, mì ống, ngũ cốc và đồ nướng.

Bệnh nhân mắc bệnh không dung nạp gluten có thể dùng ngũ cốc để thay thế các loại thực phẩm chứa gluten.
Bệnh nhân mắc bệnh không dung nạp gluten có thể dùng ngũ cốc để thay thế các loại thực phẩm chứa gluten.

Bên cạnh việc phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten và tuân thủ chế độ ăn phù hợp, bệnh nhân cần lưu ý rằng gluten có thể được tìm thấy ở một số sản phẩm không ngờ đến, chẳng hạn như trong kem, siro, vitamin và các loại thực phẩm bổ sung. Vì vậy, người bệnh nên đọc nhãn thành phần của thực phẩm và đồ uống mà mình sẽ tiêu thụ để đảm bảo chúng không chứa lúa mì hoặc gluten.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho người bệnh về các loại ngũ cốc hay sản phẩm an toàn để bệnh nhân có thể thay thế.

Các bệnh không dung nạp gluten có nhiều điểm tương đồng về nguyên nhân và triệu chứng. Vì vậy, việc phân biệt triệu chứng bệnh không dung nạp gluten và biết được bản thân đang mắc phải tình trạng nào là điều quan trọng, giúp bệnh nhân có thể lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp và thực hiện theo những khuyến nghị điều trị thích hợp mà bác sĩ đưa ra. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe