Cách chữa đau khớp cổ chân tại nhà hiệu quả không chỉ giúp giảm bớt cơn đau mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp tự nhiên và an toàn để giảm đau và cải thiện sức khỏe của khớp cổ chân ngay tại nhà, từ việc áp dụng lạnh/nóng cho đến các bài tập phục hồi chức năng, cùng với những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và lối sống để ngăn ngừa tình trạng này tái phát.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK I Đỗ Thiên Ân - Bác sĩ Nội cơ xương khớp thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Nguyên nhân đau khớp cổ chân
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, đau khớp cổ chân thường xuất phát từ sự suy giảm dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp. Khi lớp dịch này giảm đi, sụn đĩa đệm bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức, đặc biệt tại vị trí mắt cá chân. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng góp phần gây ra vấn đề này bao gồm:
- Lão hóa tự nhiên.
- Tăng cân không kiểm soát.
- Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như lười vận động, mang giày dép không phù hợp, hoặc tập luyện quá sức.
- Chấn thương do va đập.
- Các bệnh về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout,...
2. Các cách chữa đau khớp cổ chân tại nhà nhà hiệu quả
2.1 Phương pháp RICE
Theo nhiều chuyên gia cho biết, RICE là một trong những cách chữa đau khớp cổ chân tại nhà nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Dưới đây là các biện pháp cụ thể:
- Nghỉ ngơi (Rice): Hạn chế hoạt động thể chất và tránh dồn trọng lượng lên vị trí bị chấn thương cho đến khi vết thương hồi phục.
- Chườm đá (Ice): Cứ sau mỗi 2-3 giờ, chườm đá mắt cá chân khoảng 20 phút mỗi lần để giảm sưng.
- Nén (Compression): Sử dụng băng nén quấn quanh mắt cá chân bị đau để giảm sưng và hỗ trợ vùng bị tổn thương.
- Giữ đầu gối cao hơn tim khi nằm (Elevate): Khi nằm, người bệnh có thể gác đầu gối lên một chiếc gối, chăn hoặc đệm sao cho cao hơn cơ thể.
2.2 Băng bó
Băng bó có thể giúp phục hồi vấn đề đau khớp cổ chân và phòng ngừa chấn thương bằng cách hạn chế chuyển động và giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này có thể giảm đi sự linh hoạt và sức lực ở mắt cá chân.
2.3 Vật lý trị liệu
Tập thể dục giúp giảm đau mắt cá chân và cứng khớp. Bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi và tăng dần cường độ sau mỗi lần tập luyện. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh các môn thể thao có tác động mạnh và nâng vật nặng cho đến cảm thấy đỡ khó chịu ở mắt cá chân.
2.4 Giảm cân
Việc giảm cân là một cách chữa đau khớp cổ chân tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện, đặc biệt là khi cân nặng tăng nhanh và không kiểm soát gây áp lực lên các khớp xương.
Cân nặng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau các khớp xương, vì vậy giảm cân sẽ giảm bớt áp lực này, giúp giảm đau và cải thiện sự thoải mái khi di chuyển.
3. Các cách chữa đau khớp cổ chân khác
3.1 Điều trị bằng thuốc
Người gặp phải vấn đề đau khớp cổ chân cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ. Các loại thuốc bao gồm:
- Thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc chống viêm không steroid theo toa (NSAID): Sử dụng các loại thuốc NSAID như ibuprofen, aspirin, naproxen natri là một trong các cách chữa đau khớp cổ chân tại nhà.
- Thuốc Opioid: Đối với các trường hợp đau từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc opioid như codein, morfin, hydrocodone. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc opioid cần phải được điều chỉnh và giám sát chặt chẽ do nguy cơ tác dụng phụ và nghiện nặng.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên sử dụng NSAID trong 20 tuần đầu có thai vì thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, NSAID cũng gây ra tác dụng phụ như đau tim, tiêu hóa và phản ứng dị ứng.
3.2 Tiêm steroid
Tiêm steroid là một trong những cách chữa đau khớp cổ chân rong thời gian ngắn sau chấn thương. Phương pháp này có thể làm giảm sưng, viêm và đau của người bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể xuất hiện các tác dụng phụ như bầm tím, chảy máu tại vị trí tiêm, thay đổi màu da hoặc mất mỡ dưới da. Nghiêm trọng hơn, một số người có thể gặp nguy cơ suy yếu hoặc đứt gân tại vị trí tiêm sau khi tiêm steroid. Vì thế người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ trước khi thực hiện điều trị phương pháp này.
3.3 Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp điều trị từ truyền thống Đông y đã được sử dụng từ hàng ngàn năm để giúp điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm đau khớp cổ chân. Phương pháp này được cho là có thể giúp điều chỉnh và cân bằng năng lượng trong cơ thể, từ đó giúp giảm đau và cải thiện tình trạng xương khớp.
Khi các điểm châm cứu được kích thích, cơ thể có thể sản sinh ra các hormone giảm đau tự nhiên như endorphin và encephalin. Những hormone này có thể giúp giảm cảm giác đau và tạo cảm giác thư giãn, cải thiện tâm trạng.
3.4 Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng nếu các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu giảm sau khi thực hiện các điều trị trên. Tùy theo mức độ đau nhức và tổn thương của khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp. Một số phương pháp phẫu thuật giảm đau khớp cổ chân như nội soi khớp mắt cá chân, tái tạo dây chằng mắt cá chân, thay thế mắt cá chân, phẫu thuật hợp nhất khớp,...
3. Tổng kết
Đau khớp cổ chân không chỉ gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể giúp giảm đau, cải thiện sự linh hoạt và ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh.
Dù không có phương pháp điều trị nào có thể chữa trị một cách hoàn toàn và dứt điểm, nhưng việc kết hợp các cách chữa đau khớp cổ chân tại nhà như thuốc, vật lý trị liệu, nghỉ ngơi có thể giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.