Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà đơn giản và dễ thực hiện

Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm vì tính ứng dụng cao và đơn giản của các phương pháp trong việc giảm tình trạng đau khớp. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết những phương pháp đó là gì.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK I Đỗ Thiên Ân - Bác sĩ Nội cơ xương khớp thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguyên nhân đau khớp ngón tay

Khớp ngón tay là một phần của bàn tay, bao gồm ngón tay, đốt ngón tay, móng tay… Khi các khớp ngón tay bị viêm, bàn tay thường bị biến dạng và khả năng cầm nắm giảm đi. Bệnh này đặc biệt phổ biến ở nhóm người có công việc đòi hỏi sử dụng tay thời gian dài. 

Đau khớp ngón tay có thể xảy ra khi người bệnh làm những công việc dùng tay trong thời gian dài.
Đau khớp ngón tay có thể xảy ra khi người bệnh làm những công việc dùng tay trong thời gian dài.

Ban đầu, cơn đau ở các khớp ngón tay thường mang lại cảm giác nhức nhối âm ỉ, diễn ra từng đợt. Khi mô và sụn trong khớp bị tổn thương, bệnh nhân sẽ lên đến giai đoạn sưng khớp ngón tay.  

Viêm khớp ngón tay cũng có thể gây ra cảm giác cứng khớp. Không những vậy, hình dạng của khớp cũng bị thay đổi sự mài mòn của lớp sụn bên trong.

2. Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Tình trạng đau khớp ngón tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp. Hai dạng phổ biến nhất của viêm khớp ở tay là viêm xương khớp (OA), hay còn gọi là viêm khớp thoái hóa, và viêm khớp dạng thấp (RA), một loại khác của viêm khớp. Cả hai loại bệnh này đều có những triệu chứng chung như: đau cứng và sưng ở bàn tay hay khớp ngón tay.

3. Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà bằng thuốc

Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc viêm khớp ở tay, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế có thể đề xuất bệnh nhân sử dụng các loại thuốc để giảm viêm và làm chậm quá trình thoái hóa của khớp, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid không kê đơn để kiểm soát cơn đau.  

Các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm bớt tình trạng đau khớp ngón tay, tuy nhiên cần chú ý tác dụng phụ.
Các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm bớt tình trạng đau khớp ngón tay, tuy nhiên cần chú ý tác dụng phụ.

Các loại thuốc khác có thể được kê đơn bao gồm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), một vài loại thuốc giảm đau như acetaminophen hay duloxetine. Ngoài ra, corticosteroid đường uống hoặc tiêm steroid để giảm viêm cũng là một phương án lựa chọn điều trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể kiểm soát bệnh viêm khớp ở tay bằng các liệu pháp tại nhà để giảm bớt các triệu chứng.

4. Những cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà khác

Có nhiều phương pháp chữa đau khớp ngón tay mà người bệnh có thể thực hiện một cách dễ dàng. Bên cạnh việc dùng thuốc, tập luyện thể chất cũng là một phương pháp cải thiện tình trạng của người bệnh một cách rõ rệt. Một số bài tập trị đau khớp ngón tay tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Bài tập duỗi ngón: Hãy đặt lòng bàn tay lên một mặt phẳng (bàn, ghế), duỗi các ngón tay. Sau đó, hãy trượt các ngón tay dần dần về phía ngón tay cái. Lặp lại động tác nhiều lần cho đến khi người bệnh cảm thấy bớt mỏi.
  • Uốn ngón tay: Người bệnh đưa hai tay ra trước mặt với lòng bàn tay hướng lên trên. Sau đó, chầm chậm gập lại từng ngón. Giữ im tư thế này trong vài giây và chuyển sang ngón khác.
  • Nhấc ngón: Úp bàn tay xuống một mặt phẳng bất kì. Sau đó, chầm chậm nhấc từng ngón tay theo một cách có kiểm soát. Thực hiện lần lượt từng ngón tay và cả hai tay.
  • Siết ngón tay: Mở rộng bàn tay, mu bàn tay hướng xuống đất. Sau đó, từ từ nắm tay lại thành hình quả đấm, giữ ngón tay cái bên ngoài và gồng nhẹ. Người bệnh có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi sử dụng tay liên tục.
  • Bài tập nắm tay: Co ngón tay lại giống như đang cầm một quả bóng. Lúc này, tay của người bệnh có thể có hình dạng giống như chữ “C” hoặc chữ “O”. Giữ nguyên tư thế và gồng nhẹ, sau đó duỗi thẳng ngón tay và lặp lại.
  • Bài tập cho ngón cái: Hãy gập ngón tay cái về phía lòng bàn tay hết sức có thể. Đồng thời giữ nguyên vị trí của 4 ngón tay còn lại. Lặp lại động tác này khoảng 3-4 lần mỗi khi thực hiện.
  • Cong cổ tay: Dùng một tay ấn nhẹ mu bàn tay còn lại sao cho gập xuống. Nhẹ nhàng ấn xuống cho tới khi nào cảm nhận được sức căng của cơ. Động tác này giúp giãn cơ vùng cổ tay, giảm đau nhức. 
Có nhiều cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng.
Có nhiều cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng.

Ngoài các bài tập giúp giảm đau vừa nêu trên, người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp khác như chọn dụng cụ nhà bếp có tay cầm rộng rãi và thoải mái, giảm thời gian sử dụng điện thoại hay chọn bàn phím và chuột có hình dạng thoải mái để tránh gây áp lực lên bàn tay.

Bên cạnh việc luyện tập thể dục, châm cứu cũng là một cách điều trị đau khớp ngón tay tại nhà mà không cần dùng thuốc.

Châm cứu là phương pháp sử dụng những cây kim mỏng, đâm vào các điểm đặc biệt trên cơ thể, hay còn gọi là huyệt vị. Những chiếc kim này sẽ kích thích huyệt vị qua đó điều chỉnh cảm giác mất cân bằng, giảm đau.

Một nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp ở tay đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh nhờ châm cứu. Qua đó, khả năng cầm nắm và chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện. Tình trạng sưng hay đau khớp cũng được báo cáo rằng đã giảm bớt. 
Người bệnh bị đau mãn tính nên châm cứu ít nhất hai lần mỗi tuần để có kết quả. Đôi khi, số lần châm cứu cũng cần tăng thêm để duy trì sự hiệu quả của phương pháp.

Ngoài ra, một số liệu pháp nhiệt như ngâm tay trong nước ấm, sử dụng miếng đệm sưởi điện hoặc khăn ướt trong cũng có thể giúp tăng lưu thông máu và giảm tình trạng cứng khớp. Việc chườm đá hoặc gói gel lạnh khoảng 15-20 phút trong ngày cũng là một cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe