Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Thoái hóa khớp gối
Khớp gối có vị trí nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày, mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khi vận động, khớp được trượt trên bề mặt của các sụn. Đây là khớp rất quan trọng, chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác. Chính vì vậy khi hoạt động quá nhiều, khớp gối rất dễ bị thoái hóa
Vậy thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.
Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa bị tổn thương nhiều. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp sẽ càng ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn.
Nguyên nhân bệnh Thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc công việc và béo phì.
- Cũng có một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….
- Thoái hóa khớp gối có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.
- Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu (vỡ, rạn, nứt, gãy…).
Triệu chứng bệnh Thoái hóa khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thẻ bao gồm:
- Đau khớp gối bị thoái hóa với các biểu hiện: đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
- Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ.
Đường lây truyền bệnh Thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối không bị lây truyền từ người này sang người khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa khớp gối
Từ nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến các đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như sau:
- Tuổi tác: những người lớn tuổi, đặc biệt người già có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
- Những người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều.
- Những người béo phì.
- Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi...
Phòng ngừa bệnh Thoái hóa khớp gối
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối có các biệu pháp sau:
- Chế độ dinh dưỡng: nên ăn các loại cá nước lạnh, những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 - một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng thường xuyên các loại: xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luôn phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua...
- Chế độ lao động và sinh hoạt khoa học: thường xuyên tập thể dục, tránh làm việc nặng quá sức.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoái hóa khớp gối
Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Căn cứ diễn biến của bệnh để thăm khám khớp gối và thăm khám toàn thân.
- Sau đó, trên cơ sở tình trạng bệnh để chỉ định một số xét nghiệm như: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Trong trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ siêu âm khớp; nếu có đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể chọc hút thăm dò…
Các biện pháp điều trị bệnh Thoái hóa khớp gối
Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, tùy vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tập luyện đúng phương pháp tránh cứng khớp và teo cơ, chế độ ăn đầy đủ chất, bổ sung canxi và khoáng chất.
- Trong trường hợp người bệnh thừa cân - béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân.
- Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khớp gối không dùng thuốc như: châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ.
- Phẫu thuật/thay khớp gối
Xem thêm:
- Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Vì sao khi thoái hóa khớp nên ghép tế bào gốc ngay?
- Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?
- Độ tuổi nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhất?
- Lỏng khớp gối: Những điều cần biết
- Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, tái tạo hiệu quả dây chằng chéo trước
- Điều trị và tập luyện ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
- [Video] Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
- [Video] Điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối
- Điều trị hiệu quả thoái hóa khớp gối