[Video] Điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Quá trình điều trị thoái hóa khớp gối cần được thực hiện kịp thời để giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Trong đó, một số phương pháp điều trị bảo tồn như giảm cân, vật lý trị liệu và dùng thuốc sẽ hiệu quả trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, phẫu thuật thay khớp sẽ là lựa chọn cần thiết.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ ThS.BS Nguyễn Công Hoàng, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp - Liên chuyên khoa, tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Nha Trang.

1. Một số dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại âm thầm tiến triển, khiến người bệnh khó nhận biết. Do đó, nhiều bệnh nhân chỉ đi khám khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng với nhiều triệu chứng nguy hiểm. Trong đó, một số dấu hiệu thoái hóa khớp gối phổ biến bao gồm:  

  • Đau nhức khớp gối.
  • Cứng khớp.
  • Xuất hiện tiếng kêu lục cục ở khớp.
  • Hạn chế vận động.
  • Biến dạng khớp gối.
  • Teo cơ.

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Các cách điều trị thoái hóa khớp gối  

Theo ThS.BS Nguyễn Công Hoàng, hai phương pháp chính để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:  

2.1 Điều trị bảo tồn không can thiệp

  • Giảm cân: Khi giảm cân, áp lực lên đầu gối do cơ thể nặng sẽ được giảm bớt.
  • Sửa người cho đúng tư thế: Để giảm áp lực lên đầu gối, người bệnh nên hạn chế việc ngồi bó chân, ngồi xổm và leo cầu thang.
  • Tập luyện các bài chống thoái hóa khớp: Các bài tập tăng cường cơ bắp quanh đầu gối sẽ được bác sĩ hướng dẫn để khớp gối có thể di chuyển một cách mượt mà hơn.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này bao gồm hai hình thức: Thụ động và chủ động. Với phương pháp thụ động, bác sĩ sẽ thực hiện thay cho bệnh nhân, còn với phương pháp chủ động, người bệnh thực hiện các bài tập tại nhà.
  • Dùng thuốc:
    • Giảm đau kháng viêm: Trong các trường hợp thoái hóa khớp gối nhẹ đến trung bình, Acetaminophen (Tydol) là loại thuốc được chỉ định.
    • Thực phẩm chức năng glucosamine: Glucosamine giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
    • Thuốc đặc trị ( theo kê đơn bác sĩ). 
Người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị thoái hóa khớp gối.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị thoái hóa khớp gối.

Mặc dù thuốc giúp giảm đau nhưng các tác dụng phụ lại gây hại cho dạ dày, gan, thận. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không nên tự ý sử dụng các loại thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc để điều trị thoái hóa khớp gối.

2.2 Điều trị can thiệp

Sau khi bác sĩ khám và chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật nội soi khớp nhằm loại bỏ các tổ chức viêm và tạo điều kiện cho sụn tái tạo. Tuy nhiên, nếu điều trị bảo tồn không có hiệu quả sau một thời gian, thay khớp sẽ trở thành biện pháp cần thiết, độ tuổi lý tưởng để phẫu thuật thay khớp là từ 60 tuổi trở lên.

3. Phòng ngừa bệnh

Trong bối cảnh Y học ngày nay, phương pháp tế bào gốc được áp dụng để phòng ngừa thoái hóa khớp ở những người cao tuổi hoặc người có nguy cơ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp nhằm kích thích quá trình tái tạo tế bào sụn khớp hoặc sử dụng mỡ tự thân, tủy xương kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu để tiêm vào khớp, giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Để đối phó với nguy cơ thoái hóa khớp, mọi người cần:

  • Duy trì chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý.
  • Không nên đi bộ quá 3km mỗi ngày và tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.  
  • Thực hiện các môn thể thao thích hợp cho những người bị thoái hóa khớp như bơi lội và đạp xe.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Xoa bóp khớp gối vào buổi sáng và chiều để giúp cơ bắp thư giãn, cải thiện lưu thông máu.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Hoàng hiện là bác sĩ chấn thương chỉnh hình uy tín tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khoa ngoại tổng hợp bao gồm ba chuyên khoa: Ngoại tiết niệu, Ngoại tiêu hóa và Ngoại chấn thương chỉnh hình có chức năng điều trị nội trú và ngoại trú, khám chữa các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, gan mật tụy, xương khớp cũng như các vấn đề thần kinh cột sống. 

Trắc nghiệm: Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Võ Sỹ Quyền Năng , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Võ Sỹ Quyền Năng
Võ Sỹ Quyền Năng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ