[Video] Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối được chia thành hai nhóm chính là nguyên phát và thứ phát. Thoái hoá ở khớp gối được xem là một trong ba bệnh lý thoái hóa khớp phổ biến nhất, sau thoái hóa khớp cổ và khớp thắt lưng. Theo thống kê, bệnh này thường gặp ở người cao tuổi với tỷ lệ 12% và xuất hiện ở khoảng 6% người trên 30 tuổi.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Nguyễn Công Hoàng, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp - Liên chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Nha Trang.

1. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Công Hoàng, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối được phân thành hai nhóm chính: Nguyên phát và thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát bao gồm:

  • Chân vòng kiềng.
  • Mắc các bệnh nội tiết, ví dụ như tiểu đường.
  • Do cơ địa, di truyền: Một số đột biến về di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do tuổi cao: Người cao tuổi có khả năng bị thoái hóa khớp đầu gối cao hơn người trẻ do sụn mất dần khả năng tự chữa lành theo thời gian.

Nguyên nhân thứ phát bao gồm các nguyên nhân sau:

  • Do vận động khớp gối quá mức hoặc sai cách: Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực cho khớp như quỳ hoặc ngồi xổm, nâng vật nặng sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn.
  • Tăng cân quá nhiều: Khi tăng cân quá nhiều, cơ thể phải chịu nhiều lực tác động hơn, qua đó dẫn đến tổn thương sụn và khiến thoái hóa khớp xuất hiện.
  • Chấn thương thể thao: Những người chơi quần vợt, điền kinh hay bóng đá có khả năng mắc thoái hóa cao hơn do vận động khớp nhiều và mạnh.
  • Các bệnh lý khác như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường và các hội chứng rối loạn chuyển hoá,... cũng góp phần làm ảnh hưởng đến xương và sụn.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Khi cơ thể không bổ sung đủ chất, túi hoạt dịch sẽ tiết chất nhờn ít hơn. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia nhiều cũng là nguyên nhân khiến sụn khớp bị huỷ hoại một cách nghiêm trọng. 
Chấn thương do chơi thể thao cũng là một nguyên nhân thoái hóa khớp gối do người bệnh vận động khớp gối nhiều và mạnh.
Chấn thương do chơi thể thao cũng là một nguyên nhân thoái hóa khớp gối do người bệnh vận động khớp gối nhiều và mạnh.

Không chỉ vậy, sự mất cân bằng sụn khớp và quá trình bào mòn khớp gối cũng là nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến. Về mặt hình thái, khớp gối có thể bị tổn thương ở sụn do nứt, bào mòn hoặc mất sụn. Khi lớp mạch sụn giữa xương chày và đầu xương đùi không còn, 2 xương sẽ đụng nhau và đây được coi là giai đoạn thoái hóa nặng nhất.  

2. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Có 4 giai đoạn thoái hóa khớp gối, mỗi giai đoạn được biểu hiện bằng những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu, tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng. Sự mài mòn giữa các thành phần khớp rất ít, người bệnh chưa cảm thấy đau hoặc khó chịu.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nhẹ, không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp và chất lỏng hoạt dịch vẫn đủ để khớp vận động bình thường. Một số triệu chứng bắt đầu xuất hiện như đau sau khi vận động lâu, cứng khớp khi ngồi lâu hoặc đau khi quỳ, cúi.
  • Giai đoạn 3: Khớp bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình, sụn khớp tổn thương rõ rệt, không gian giữa các xương thu hẹp. Người bệnh thường xuyên đau khi vận động, cứng khớp sau ngồi lâu hoặc buổi sáng và có thể sưng khớp nếu vận động nhiều.
  • Giai đoạn 4: Lúc này, sụn khớp gần như mất hoàn toàn, khớp bị cứng hoặc bất động. Bệnh nhân bị đau dữ dội khi vận động và chất lỏng hoạt dịch giảm mạnh, không đủ để giảm ma sát giữa các xương.

3. Chữa thoái hóa khớp gối

Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối có thể kể đến như:

  • Giảm cân: Giảm cân giúp giảm áp lực lên khớp gối, giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau do viêm xương khớp.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể thao thường xuyên giúp tăng độ linh hoạt của cơ quanh đầu gối, ổn định khớp và giảm đau.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể được dùng như thuốc giảm đau và chống viêm không kê đơn, tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên dùng tối đa 10 ngày. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm theo toa cho bệnh nhân.
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic: Steroid giúp giảm đau và chống viêm mạnh, trong khi axit hyaluronic giúp bôi trơn khớp, cải thiện vận động.
  • Liệu pháp thay thế: Có thể kể đến như bôi kem capsaicin, châm cứu hoặc bổ sung glucosamine, chondroitin.
  • Vật lý trị liệu: Giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện linh hoạt khớp cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật: Đây là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.  
Phẫu thuật sẽ là lựa chọn điều trị cuối cùng khi những phương pháp khác không hiệu quả.
Phẫu thuật sẽ là lựa chọn điều trị cuối cùng khi những phương pháp khác không hiệu quả.

Vừa rồi là những thông tin mà Vinmec cung cấp cho chúng ta về nguyên nhân thoái hóa khớp gối cũng như cách điều trị và phòng tránh. Hy vọng rằng, mọi người đã có được những thông tin cần thiết về nguyên nhân thoái hóa khớp gối để phòng tránh tình trạng này tốt hơn. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Trắc nghiệm: Người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Võ Sỹ Quyền Năng , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Võ Sỹ Quyền Năng
Võ Sỹ Quyền Năng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nguồn: Truyền hình Khánh Hòa (KTV)

Chia sẻ