Tập luyện sau chấn thương: Những điều nên và không nên làm

Tập luyện sau chấn thương là hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình phục hồi sức khỏe, hạn chế nguy cơ tái phát và tăng cường thể trạng của bản thân. Do đó người tập luyện cần chú ý một số điều nên và không nên thực hiện để đảm bảo hồi phục hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đảm bảo thực hiện đúng cách và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tối ưu hóa quá trình.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nỗi khổ của dân tập thể thao khi chấn thương

Nếu thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, việc gặp phải chấn thương là điều hết sức bình thường. Khi đó, quãng thời gian chờ đợi cơ thể phục hồi sẽ là lúc thách thức tính kiên nhẫn đến mức cao độ.

Một cầu thủ đá banh khi bị chấn thương sẽ luôn muốn phục hồi nhanh nhất có thể để được tiếp tục thi đấu. Nhưng nôn nóng trở lại đôi khi có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm. Do đó cần có những lưu ý cụ thể về những điều nên và không nên làm trong quá trình tập luyện sau chấn thương. 

Mọi hoạt động thể thao đều có thể dẫn tới chấn thương.
Mọi hoạt động thể thao đều có thể dẫn tới chấn thương.

2. Nên cùng bác sĩ lên kế hoạch tập luyện trở lại

Điều quan trọng nhất bệnh nhân cần làm sau khi gặp chấn thương là gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó lên kế hoạch điều trị và phục hồi phù hợp. Với những người yêu thích tập luyện thể thao thông thường, kế hoạch điều trị với quá trình phục hồi có thể không khác nhau.  

Nhưng với các vận động viên thể thao, tùy vào bộ môn mà bác sĩ thể thao sẽ đưa ra các kế hoạch riêng biệt. Ví dụ, kế hoạch tập luyện sau chấn thương của cầu thủ đá banh và vận động viên đua ngựa thường sẽ không giống nhau dù cả hai cùng bị chấn thương đầu gối.  

3. Không nên vội vàng vận động trở lại

Quá trình phục hồi sẽ cần thời gian nhiều gấp đôi so với lúc bị thương. Ví dụ như, chấn thương vai phải ngừng tập luyện một tuần nhưng cần đến hai tuần để trở lại như trước. Ngoài ra, sau khoảng thời gian không luyện tập hay thực hiện các môn thể thao, người bệnh sẽ mất sức mạnh cũng như khả năng phối hợp và sự linh hoạt - không chỉ ở vùng bị thương, mà còn ở những vùng khác trên cơ thể. 

Không nên cố gắng tập luyện trở lại quá sớm.
Không nên cố gắng tập luyện trở lại quá sớm.

Mất khả năng thích nghi cùng việc thay đổi các chuyển động để bù đắp cho các vùng yếu hoặc đau là lý do nhiều người dễ bị chấn thương. Ví dụ, những người bị đau đầu gối phải thường dồn nhiều trọng lượng hơn vào chân trái, làm tăng nguy cơ bị chấn thương ở các vùng khác.

4. Nên đặt ra những mục tiêu nhỏ

Mỗi chuyến hành trình đều bắt đầu từ những bước đi đầu tiên, do đó hãy dùng nó làm mục tiêu cho quá trình tập luyện sau chấn thương. Bệnh nhân không cần đặt ra những mục tiêu lớn lao để ngay lập tức quay trở lại guồng vận động thể thao quen thuộc trước đó.

Có rất nhiều điều hoạt động đơn giản để bệnh nhân lấy lại sự linh hoạt của cơ thể như Pilates hoặc Yoga, kết hợp với các động tác giãn cơ (chủ động) để không cảm thấy “lười biếng”. 

Yoga là một hoạt động tập luyện sau chấn thương phù hợp để giãn cơ.
Yoga là một hoạt động tập luyện sau chấn thương phù hợp để giãn cơ.

4. Không nên bỏ qua những cơn đau

Cảm giác đau đớn khi tập luyện được nhiều người xem là một phần trong thử thách về thể chất và tinh thần nhưng điều đó không nên áp dụng khi bị chấn thương. Phục hồi chức năng không phải là để thúc đẩy bản thân nên hãy luôn cẩn thận trước mọi cơn đau gặp phải. Hãy chắc chắn không bị đau và có thể cử động thoải mái trước khi tập luyện trở lại, lưu ý giảm bớt áp lực nếu vẫn còn cảm giác khó chịu.

5. Chỉ quay lại tập luyện khi đã thực sự sẵn sàng

Một khi đã chấm dứt những cơn đau, người bệnh hoàn toàn có thể trở lại tập luyện sau chấn thương nhưng cần có những giới hạn nhất định. Nếu chơi quần vợt, hãy bắt đầu với một vài cú đánh từ dưới lên mà không giao bóng và quan sát cảm giác trong - sau khi chơi. Lần tới khi ra sân, bệnh nhân hãy tập luyện đường biên một chút và có thể thực hiện vài cú giao bóng. Dần dần tăng cường độ và chơi một vài điểm, một hoặc hai ván, rồi thử chơi một trận đấu hoàn chỉnh.

Tóm lại, tập luyện sau chấn thương đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quá trình hồi phục hiệu quả. Bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia, bắt đầu từ từ và chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể, người bệnh có thể dần trở lại hoạt động mà không khiến các vị trí tổn thương trở nặng. Đồng thời, người bệnh cần tránh các hoạt động quá sức và lắng nghe cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Tập luyện đúng cách không chỉ giúp phục hồi chấn thương mà còn cải thiện sức khỏe và thể trạng tổng thể, giúp người thực hiện trở lại cuộc sống bình thường một cách an toàn và tự tin. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe