Những điều cần biết về bệnh loãng xương

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung - Bác sĩ Cơ xương khớp - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, nó làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gãy. Gãy xương là một biến chứng của loãng xương.

1. Triệu chứng của loãng xương

Khoảng 60% các xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng của loãng xương là: Đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống(hình ảnh còng lưng), gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là một trong số các bệnh xương khớp thường gặp hiện nay, và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy đâu là nguyên nhân gây loãng xương và ai là người dễ bị loãng xương?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II, Phạm Trung Hiếu , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phạm Trung Hiếu
Phạm Trung Hiếu
Bác sĩ chuyên khoa II,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Nguyên nhân gây loãng xương

  • Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, cafe, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu calci và vitamin D.
  • Những người thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm, mắc một số bệnh nội tiết.
  • Những người có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình).

Mãn kinh sớm có thể là nguyên nhân gây loãng xương
Mãn kinh sớm có thể là nguyên nhân gây loãng xương

3. Chẩn đoán bệnh loãng xương như thế nào?

  • Bằng kỹ thuật đo mật độ xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA) với kỹ thuật rất đơn giản, nhanh gọn (chỉ trong vòng 15 phút), không có hại là có thể chẩn đoán được loãng xương.
  • Những người trên 50 tuổi có các yếu tố nguy cơ gây loãng xương, tất cả những phụ nữ trên 65 tuổi, phụ nữ mãn kinh sớm, nam giới trên 70 tuổi và đo kiểm tra lại mật độ loãng xương (1 năm/ 1 lần).

4. Điều trị loãng xương

  • Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ điều trị sẽ cho những chỉ định điều trị phù hợp. Việc điều trị thuốc phải tuân thủ lâu dài, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục mới đem lại hiệu quả.
  • Một chế độ ăn giàu calci và vitamin D bao gồm: Sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, ốc, cá nhỏ cả xương, một số loại rau quả. Tránh các yếu tố nguy cơ: Rượu, cafe, thuốc lá, tránh thừa cân, thiếu cân.
  • Tập thể dục ngoài trời buổi sáng là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả, tập thể dục đều đặn có tác dụng làm tăng cường sự chắc khỏe của xương. Có thể đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, tập dưỡng sinh...tùy theo lứa tuổi và mức độ loãng xương. Nếu đã có loãng xương nên tập nhẹ nhàng phòng gãy xương.
  • Các thuốc điều trị chống loãng xương theo nguyên tắc là tăng tạo xương, giảm hủy xương. Có nhiều nhóm thuốc trong đó hiện nay nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là Bisphosphonate dưới hai dạng uống: 1 lần/ tuần, 1 lần/tháng, dạng tiêm tĩnh mạch 3 tháng 1 lần hoặc truyền tĩnh mạch l lần/năm.

Bổ sung vitamin D giúp cải thiện tình trạng loãng xương
Bổ sung vitamin D giúp cải thiện tình trạng loãng xương

  • Bổ sung calci và vitamin D nếu từ nguồn thức ăn không đủ, sao cho tổng lượng calci và vitamin D: Calci: 1000- 1200 mg/ngày, vitamin D: 800-1000UI/ngày.
  • Điều trị ngoại khoa các trường hợp gãy xương do loãng xương: Gãy cổ xương đùi: Thay chỏm xương đùi, thay khớp háng toàn bộ. Gãy lún đốt sống: Phục hồi chiều cao đốt sống.

5. Phòng bệnh và quản lý bệnh nhân loãng xương

  • Việc phòng bệnh phải được thực hiện ngay từ khi còn là bào thai, mẹ ăn chế độ ăn đầy đủ calci và vitamin D. Khám sức khỏe định kỳ từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo để phát hiện bệnh còi xương.
  • Các bệnh nhân loãng xương phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát, ít nhất là 3-5 năm liên tục. Đo mật độ xương 1 năm 1 lần để theo dõi kết quả điều trị.
  • Bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng và tránh được nếu như chúng ta có những hiểu biết về bệnh, thực hiện chế độ phòng và điều trị một cách tích cực nhất.

Đo mật độ xương định kỳ giúp sớm phát hiện tình trạng loãng xương
Đo mật độ xương định kỳ giúp sớm phát hiện tình trạng loãng xương

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe