Đối tượng mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ

Đối tượng mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ thường có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường và tuổi tác. Trong đó, nam giới và người cao tuổi có nguy cơ cao hơn. Dù tỷ lệ mắc bệnh đang giảm nhưng ung thư phổi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan về ung thư phổi không tế bào nhỏ

Khoảng 84% các ca ung thư phổi được chẩn đoán là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), làm loại ung thư này phổ biến hơn rất nhiều so với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Trong đó, ung thư phổi chiếm một phần tư tổng số ca tử vong do ung thư tại Hoa Kỳ.

Sau 5 năm, tỷ lệ sống sót (tỷ lệ phần trăm bệnh nhân sống sau 5 năm) là 22%. Tuy nhiên, đối với NSCLC, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có phần nhỉnh hơn với 26%.

Để giúp các đối tượng mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ có cái nhìn tổng quát về khả năng sống sót với căn bệnh này, các bác sĩ thường đề cập đến tỷ lệ sống sót sau 5 năm. Tuy nhiên, quá trình phát triển bệnh của mỗi người sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với NSCLC khu trú, tức là ung thư chưa di căn ra ngoài phổi là 63%. Trong khi đó, khi ung thư đã di căn tới các hạch bạch huyết gần đó(NSCLC vùng) thì tỷ lệ sống sót giảm xuống khoảng 35%.

Với NSCLC đã di căn đến các bộ phận xa trong cơ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 7%.

2. Đối tượng mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ

2.1 NSCLC và tuổi tác

Nguy cơ mắc ung thư dù là loại nào cũng đều tăng theo độ tuổi và ung thư phổi cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết những bệnh nhân mắc ung thư phổi đều trên 65 tuổi, với độ tuổi trung bình khi phát hiện bệnh là 70. Đặc biệt, ung thư phổi ở những người dưới 45 tuổi rất hiếm gặp.

Ngoài ra, hiệu quả điều trị ung thư phổi còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Các liệu pháp hóa trị thường không mang lại hiệu quả cao đối với người cao tuổi.

Người lớn tuổi là một trong những đối tượng mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Người lớn tuổi là một trong những đối tượng mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ.

2.2 NSCLC và giới tính

So với nữ giới, nam giới có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do nam giới thường xuyên hút thuốc nhiều hơn nữ giới.

Mặc dù tỷ lệ ung thư phổi đã giảm ở tất cả các đối tượng nhưng mức độ lại khác nhau giữa nam và nữ. Ở nam giới, số ca ung thư phổi mới bắt đầu giảm từ giữa thập niên 1980, trong khi ở nữ giới sự giảm này chỉ xuất hiện từ giữa những năm 2000.

Giữa các năm 2009 và 2018, tỷ lệ chẩn đoán ung thư phổi ở nữ giới giảm trung bình 1,4% mỗi năm, còn đối với nam giới là 2,8% hàng năm. Điều này cho thấy số lượng nam giới mắc ung thư phổi giảm mạnh hơn so với nữ giới

Ở nữ giới, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khi mắc ung thư phổi là 25%, còn tỷ lệ này ở nam giới là 18%.

Nam giới có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn so với nữ giới.
Nam giới có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn so với nữ giới.

2.3 NSCLC và chủng tộc

Mối quan hệ giữa chủng tộc và tỷ lệ sống sót của NSCLC đã được các nghiên cứu chỉ ra là không đơn giản. Theo báo cáo của CDC, nguy cơ mắc ung thư phổi ở người da đen và da trắng là như nhau.

Các nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh bao gồm người da đen và da trắng. Người bản địa Mỹ và người Alaska xếp thứ ba về mức độ nguy cơ, tiếp theo là người gốc Á và người gốc Thái Bình Dương. Trong khi đó, người gốc Tây Ban Nha có nguy cơ thấp nhất với tỷ lệ mắc bệnh chỉ bằng một nửa so với người da đen và da trắng.

Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới da đen cao hơn khoảng 12% so với nam giới da trắng. Trong khi ở phụ nữ, sự khác biệt là ngược lại: Phụ nữ da đen có tỷ lệ mắc thấp hơn khoảng 16% so với phụ nữ da trắng.

2.4 NSCLC và thu nhập

Các khu vực có thu nhập thấp thường có tỷ lệ sống sót do ung thư phổi thấp hơn so với các cộng đồng có thu nhập cao.

Tiếp cận với các biện pháp phòng ngừa là một phần lý do quan trọng. Nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao, việc kiểm tra sàng lọc ung thư phổi định kỳ mỗi năm sẽ giúp giảm tới 20% nguy cơ tử vong do bệnh.

Tuy nhiên, những người thuộc nhóm thu nhập thấp thường không dễ dàng đáp ứng các tiêu chí để tham gia sàng lọc ung thư phổi. Hơn nữa, ngay cả khi đủ điều kiện, tỷ lệ thực hiện sàng lọc ở nhóm sống trong hoặc dưới mức nghèo vẫn ở mức thấp.

Tình trạng kinh tế xã hội của một người bao gồm yếu tố như chủng tộc, sắc tộc và sự ổn định về tài chính được nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng đến chẩn đoán ung thư phổi, dù đã tính đến tuổi tác và thói quen hút thuốc.

Nguy cơ mắc ung thư phổi của mọi người tăng lên nếu thuộc nhóm có mức kinh tế xã hội thấp.

2.5 NSCLC và bảo hiểm y tế

So với những người có bảo hiểm y tế, những người không có thường được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn muộn hơn, điều này dẫn đến tiên lượng bệnh kém khả quan hơn.

Sau khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi, nguy cơ tử vong sẽ lớn hơn nếu người bệnh không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm y tế không đáp ứng đủ.

Nhìn chung, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm phần lớn các ca ung thư phổi, đặc biệt phổ biến ở người trên 65 tuổi và nam giới. Tỷ lệ sống sót 5 năm phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nhiều yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, thu nhập và bảo hiểm y tế cũng ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Trong đó, người cao tuổi, các nhóm dân tộc thiểu số, người có thu nhập thấp và người không có bảo hiểm thường gặp khó khăn hơn trong việc điều trị và có tỷ lệ sống sót thấp hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe