Ung thư buồng trứng giai đoạn 4: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Khi nhận được kết quả chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn 4, người bệnh thường thấy hoang mang, lo lắng, thậm chí là tuyệt vọng. Ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào, tiên lượng, điều trị ra sao sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các BS Phạm Thị Yến thuộc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan ung thư buồng trứng giai đoạn 4

Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong buồng trứng hoặc vòi tử cung, phúc mạc và di căn đến các vùng khác trong cơ thể. Giai đoạn này được chia thành hai giai đoạn phụ:

  • Giai đoạn 4a: Ở giai đoạn này, dịch xung quanh phổi chứa các tế bào ung thư trong đó, tình trạng này còn gọi là bị tràn dịch màng phổi ác tính. Tuy nhiên vào thời điểm này, tế bào chưa di căn sang các khu vực khác như ruột hoặc các hạch bạch huyết ở bụng.

  • Giai đoạn 4b: Ung thư đã di căn đến lá lách hoặc gan. Tế bào ung thư cũng có thể xuất hiện ở các hạch bạch huyết, các mô và cơ quan khác ngoài bụng.

2. Phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 4

Mục tiêu trong quá trình điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là kiểm soát khối u trong thời gian dài nhất có thể để giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống còn cho bệnh nhân. Thông thường, ở giai đoạn này, bệnh nhân được khuyến nghị hóa trị và phẫu thuật.

Ở giai đoạn 4, hóa trị và phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị
Ở giai đoạn 4, hóa trị và phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị

2.1 Phẫu thuật và hóa trị phối hợp để điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 4 

Quá trình và trình tự điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư mà bệnh nhân đang phải đối mặt:

2.1.1 Ung thư biểu mô buồng trứng

Để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị với phương pháp cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và một số mô khác ra khỏi bụng. 

Quá trình điều trị có thể bắt đầu bằng hóa trị để giảm kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân có thể tiếp tục với liệu pháp hóa trị để đảm bảo tối ưu hóa kết quả điều trị.

2.1.2 Ung thư tế bào mầm

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc loại ung thư này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u từ xương chậu và bụng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng, và ống dẫn trứng (còn được biết đến là cắt bỏ buồng trứng hai bên). Sau cuộc phẫu thuật, liệu pháp hóa trị sẽ được áp dụng.

Đối với những trường hợp mắc các loại u tế bào mầm khác, liệu pháp hóa trị có thể được áp dụng trước và/hoặc sau phẫu thuật. Đối với khối u buồng trứng ác tính, bác sĩ chỉ cần loại bỏ một bên buồng trứng và ống dẫn trứng (gọi là phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng một bên), sau đó tiếp tục với liệu pháp hóa trị.

2.1.3 Đối với ung thư mô đệm buồng trứng

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 4 thường là phẫu thuật để loại bỏ buồng trứng cùng với khối u. Trong trường hợp ung thư đã di căn, các mô bị ảnh hưởng cũng có thể bị loại bỏ. Hầu hết bác sĩ sẽ tiếp tục áp dụng liệu pháp hóa trị để đảm bảo xử lý những tế bào ung thư tiềm ẩn.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không thể chịu được liệu pháp hóa trị, bác sĩ có thể xem xét sử dụng liệu pháp hormone thay thế. Phương pháp này nhằm kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.

Bác sĩ có thể quyết định theo dõi bằng bức xạ để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào bị sót lại sau phẫu thuật, đảm bảo tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ, tối ưu hóa kết quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.

2.2 Chỉ thuần hóa trị

Nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật do bệnh ung thư đã phát triển đến mức nặng hoặc thể trạng không chịu được, bác sĩ có thể áp dụng hóa trị nhằm giảm kích thước hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư.

2.3 Thuốc trị ung thư buồng trứng giai đoạn 4

Bevacizumab (Avastin) là một loại thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn quá trình dẫn oxy và chất dinh dưỡng của mạch máu đến khối u, từ đó ngăn chặn quá trình di căn của chúng.

Trong trường hợp liệu pháp hóa trị không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng niraparib (Zejula) hoặc olaparib (Lynparza). Cả hai loại thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với bevacizumab. 

Bevacizumab (Avastin) là một loại thuốc để chống lại sự phát triển của bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn quá trình các mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các khối u.
Bevacizumab (Avastin) là một loại thuốc để chống lại sự phát triển của bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn quá trình các mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các khối u.

2.4 Tập thể dục

Hoạt động thể dục có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm đau và tăng sức mạnh, đồng thời giúp giảm mệt mỏi và cải thiện tâm lý. Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng, tập thể dục còn có thể tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các khối u. 

Để bắt đầu, bệnh nhân có thể tham khảo hướng dẫn tập thể dục dành cho những người mắc bệnh ung thư mãn tính:

  • Tập thể dục vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, có thể chia thành các buổi tập khoảng 30 phút trong ít nhất 5 ngày.

  • Bài tập tăng cường cơ bắp nên thực hiện ít nhất 2 ngày mỗi tuần, đảm bảo tập luyện cho tất cả các nhóm cơ chính như cánh tay, chân, ngực, lưng và thân.

  • Các hoạt động như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội cũng rất tốt.

2.5 Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Không có chế độ ăn uống đặc biệt nào dành cho những người đang phải đối mặt với ung thư buồng trứng giai đoạn 4. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể lựa chọn những loại thực phẩm cải thiện hệ thống miễn dịch và chứa đựng nhiều dưỡng chất như sau:

  • Trái cây như cam, quýt và quả mọng.

  • Các loại hạt.

  • Rau xanh như rau bina và nấm.

Bệnh nhân có thể lựa chọn những loại thực phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chứa đựng nhiều dưỡng chất để ức chế quá trình gây ra ung thư buồng trứng.
Bệnh nhân có thể lựa chọn những loại thực phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chứa đựng nhiều dưỡng chất để ức chế quá trình gây ra ung thư buồng trứng.
  • Tỏi - một loại thực phẩm được biết đến với tính chất chống oxy hóa.

  • Các loại cây thảo mộc như cây lúa mạch và hạt tiêu.

  • Protein từ cá, trứng, đậu phụ và đậu.

  • Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, hạt quinoa và lúa mì nguyên hạt.

3. Tiên lượng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Dù ung thư ở giai đoạn nào, tình trạng luôn có khả năng tái phát. Với ung thư buồng trứng giai đoạn 4, khả năng tái phát là 90% đến 95%. Để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe