Cách trị dị ứng tôm tại nhà đơn giản và vô cùng hiệu quả

Cách trị dị ứng tôm tại nhà là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là khi số người mắc phải các phản ứng dị ứng do tôm gây ra không ngừng tăng lên. Tôm là thực phẩm có hương vị đặc trưng cùng giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng, tiếp xúc với tôm có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Bài viết này sẽ đi sâu hơn về bệnh, từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách điều trị nếu gặp phải. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Thục Thanh Huyền, chuyên ngành Dị ứng-Miễn dịch, tại Bệnh viện Vinmec Times City.

1. Dị ứng tôm là gì?  

Dị ứng tôm là khi cơ thể phản ứng mạnh mẽ với protein tropomyosin có trong tôm. Khi ăn tôm, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ phản ứng bằng cách phát triển kháng thể để tấn công protein này, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Khi kháng thể được kích hoạt sẽ giải phóng Histamine - một hợp chất gây viêm, vào cơ thể. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban hoặc khó thở. Đôi khi, các triệu chứng có thể rất nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. 

Đối với trường hợp bị dị ứng tôm sau khi tiếp xúc, có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
Đối với trường hợp bị dị ứng tôm sau khi tiếp xúc, có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Dị ứng tôm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt bệnh có thể xuất hiện ở người chưa từng gặp phải vấn đề gì khi ăn tôm trước đây. Không chỉ vậy, bệnh nhân có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với tôm qua đường thở khi hít phải không khí hoặc hơi nước có mùi tôm.

Người làm bếp hoặc chế biến thủy hải sản cũng có thể bị dị ứng do tiếp xúc thường xuyên với tôm trong quá trình làm việc.

2. Triệu chứng

Bên cạnh tìm hiểu các cách trị dị ứng tôm tại nhà, việc nhận biết được các dấu hiệu của kích ứng là vô cùng quan trọng.  

Triệu chứng của dị ứng tôm đa dạng từ nhẹ đến nặng và thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc các sản phẩm từ tôm. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Một trong những dấu hiệu sớm nhất của dị ứng tôm là cảm giác ngứa hoặc kích ứng trong miệng sau khi tiếp xúc với tôm.
  • Da có thể xuất hiện các nốt ban hoặc mề đay, gây ngứa và không thoải mái.
  • Một số trường hợp có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi tiếp xúc với tôm.
  • Các vị trí như mặt, môi, mắt hoặc lưỡi có thể sưng lên sau khi tiếp xúc với tôm.
  • Cảm giác khó thở hoặc nghẹt mũi có thể xuất hiện, đặc biệt là khi hít phải hơi nước hoặc không khí có mùi của tôm.
  • Trường hợp nặng nhất có thể gây ra các triệu chứng như choáng váng hoặc ngất xỉu. Điều này có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, gọi là sốc phản vệ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu gặp phải các triệu chứng dị ứng tôm, đặc biệt là các triệu chứng nặng như khó thở, sưng cổ họng hoặc nguy cơ sốc phản vệ, người bệnh nên tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.

3. Cách trị dị ứng tôm tại nhà

Sau khi phát hiện bị dị ứng, điều đầu tiên là hãy bình tĩnh và áp dụng một số biện pháp cơ bản để giảm nhẹ các triệu chứng. Dưới đây là một số cách mà người bệnh có thể thử tại nhà.

3.1 Mật ong

Uống nước ấm pha mật ong giúp kháng viêm, giảm ngứa sau khi tiếp xúc với tôm vì nguyên liệu này chứa nhiều khoáng chất và chất kháng viêm tự nhiên. 

Mật ong chứa nhiều khoáng chất và chất kháng viêm tự nhiên là cách trị dị ứng tôm tại nhà
Mật ong chứa nhiều khoáng chất và chất kháng viêm tự nhiên là cách trị dị ứng tôm tại nhà

3.2 Chanh tươi

Uống nước chanh tươi là một trong những cách trị dị ứng tôm tại nhà hiệu quả. Nước chanh có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng như ngứa và sưng. Vitamin C trong chanh giúp nhanh chóng làm lành vết thương và phục hồi da.

3.3 Gừng

Uống nước gừng hoặc trà gừng có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy do dị ứng tôm gây ra. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng với tôm ở mức độ nặng, người bệnh cần ngay lập tức tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Epinephrine - loại thuốc chống dị ứng.  

Việc rửa tay đúng cách và đều đặn giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.
Việc rửa tay đúng cách và đều đặn giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.

Đồng thời, để tránh tái phát dị ứng và bảo vệ sức khỏe của mình, bạn cần tuân thủ một số biện pháp phòng tránh sau:

  • Tránh ăn tôm hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa tôm.  
  • Chủ động hỏi nhà hàng về thành phần của các món ăn trước khi chọn. Luôn kiểm tra nhãn mác của thực phẩm để đảm bảo không chứa loại hải sản này hoặc các chất có thể gây dị ứng.
  • Rửa tay thường xuyên, đảm bảo da luôn sạch sẽ và khô ráo để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có mùi tôm, như các khu chợ hải sản.
  • Luôn mang theo Epinephrine hoặc thuốc kháng Histamine khi đi ra ngoài, đặc biệt khi có nguy cơ tiếp xúc với tôm.

Bài viết đã cung cấp cho bạn các cách trị dị ứng tôm tại nhà cũng như các thông tin cần thiết về tình trạng sức khoẻ này. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, hãy luôn cẩn trọng và chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe