Tôm, cholesterol: Dinh dưỡng và sức khỏe tim mạch

Tôm được xem như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, chúng cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngay cả những người có cholesterol cao, những lợi ích từ việc ăn tôm cũng vượt trội hơn so với rủi ro.

1. Tôm có nhiều cholesterol không?

Xung quanh thắc mắc người bị bệnh tim có nên ăn tôm không, các bác sĩ trước đây đã khuyến cáo những đối tượng này không nên ăn nhiều tôm vì hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng tôm không góp phần gây ra bệnh tim hay làm tăng cao cholesterol. Vì vậy tôm vẫn có thể là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết 100g tôm chứa 189mg cholesterol. Hướng dẫn về dinh dưỡng cho người Mỹ khuyên nên tiêu thụ càng ít cholesterol càng tốt. Dù không đưa ra một lượng cụ thể, nhưng một thực đơn lành mạnh chỉ cần khoảng 100 - 300mg cholesterol mỗi ngày.

Trước đây, các bác sĩ nghĩ rằng tất cả cholesterol đều có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện khám phá ra rằng lipoprotein mật độ cao (HDL), hay còn gọi là cholesterol tốt, có thể cân bằng được tác động tiêu cực của lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay cholesterol xấu, giúp sức khỏe được ổn định. Nói cách khác, cholesterol tốt HDL có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi cholesterol xấu LDL thì làm điều ngược lại.


Có 2 loại cholesterol xấu và cholesterol tốt
Có 2 loại cholesterol xấu và cholesterol tốt

Năm 1996, một nhóm các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn tôm đồng thời làm tăng mức cholesterol LDL và cả HDL. Thực phẩm giàu chất béo bão hòachất béo chuyển hóa cũng có thể làm tăng mức cholesterol LDL. Tuy nhiên, 100g tôm chỉ chứa không tới 0,3g chất béo và hầu hết là không bão hòa. Nói cách khác, hàm lượng chất béo trong tôm không có khả năng làm tăng mức cholesterol xấu.

Một nghiên cứu vào năm 2018 lưu ý rằng hầu hết các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao cũng có nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên tôm và lòng đỏ trứng là ngoại lệ. Cả hai đều ít chất béo bão hòa, thậm chí còn nhiều chất dinh dưỡng khác. Các tác giả cho rằng tôm và trứng là thực phẩm lành mạnh và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) thậm chí còn liệt kê tôm vào danh sách những thực phẩm có thể làm giảm mức cholesterol - miễn là bạn không làm món tôm chiên. AHA còn cho biết thêm rằng tôm có chứa một số axit béo omega-3. Đây là một loại chất béo lành mạnh, có lợi cho hệ tim mạch và các chức năng khác của cơ thể. Vì thế nhìn chung thì ăn tôm có tốt cho tim mạch hơn là khiến bệnh nặng thêm.


Ăn tôm tốt cho tim mạch
Ăn tôm tốt cho tim mạch

2. Dinh dưỡng của tôm so với hải sản khác

2.1. Tôm

Ngoài cholesterol, 100g tôm nấu chín còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng sau:

  • 99 kcal năng lượng;
  • 24g protein;
  • 0,3g chất béo;
  • 0,2g carbohydrate;
  • 70mg canxi;
  • 0,5mg sắt;
  • 39mg magiê;
  • 237mg phốt pho;
  • 259mg kali;
  • 111mg natri;
  • 1,64mg kẽm.

Có thể thấy, tôm chứa hàm lượng calo thấp nhưng protein cao và nhiều loại khoáng chất cần thiết khác.

2.2. Tôm hùm

Các loại hải sản khác cũng có mức độ cholesterol và các chất dinh dưỡng nhất định. Vì vậy cũng giống như tôm, chúng cũng có thể mang đến lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, tôm hùm chứa nhiều cholesterol hơn tôm thông thường. Loại hải sản này cũng ít calo và chất béo bão hòa, nhưng lại giàu protein, omega-3 và selen.

2.3. Cua

Thịt cua có nhiều protein, ít chất béo, calo và cholesterol hơn tôm, ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều vitamin. Tuy nhiên cua chứa nhiều natri hơn tôm, vì vậy không phù hợp với những người bị huyết áp cao.

2.4. Cá hồi

Cá hồi là một nguồn protein và vitamin B tốt, rất giàu dầu omega-3 có lợi cho sức khỏe. Những chất này giúp tăng cường năng lượng, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và xây dựng hệ thần kinh khỏe mạnh. Cá hồi có hàm lượng chất béo cao hơn cả tôm hùm và tôm, nhưng ít cholesterol hơn.


Cá hồi là nguồn bổ sung omega-3 dồi dào
Cá hồi là nguồn bổ sung omega-3 dồi dào

2.5. Hàu, nghêu và hến

Hàu, nghêu và hến rất giàu chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B-12, phốt pho, niacin và selen. Nghêu cũng có thể làm giảm cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDL tốt.

3. Rủi ro khi ăn tôm

Ăn tôm có thể không làm tăng mức cholesterol, nhưng mọi người nên xem xét một số yếu tố sau đây trước khi đưa tôm vào chế độ ăn hàng ngày.

3.1. Cách chế biến

Người bị bệnh tim có nên ăn tôm với điều kiện là phương pháp chế biến phải lành mạnh. Để đảm bảo món tôm chất lượng và ít cholesterol nhất có thể, bạn có thể nấu theo những cách sau:

  • Nướng, luộc, hoặc xào với ít dầu;
  • Nêm với gia vị, tỏi và rau thơm;
  • Dùng vài giọt chanh tươi.

Không nên:

  • Chiên hoặc xào với nhiều bơ hoặc dầu;
  • Ăn kèm với nước sốt kem hoặc bơ;
  • Thêm nhiều muối không cần thiết;
  • Ăn kèm với nhiều carbohydrate, chẳng hạn như mì, cơm,...

Một số chuyên gia cho phép bạn ăn tôm sống - ví dụ như trong món sashimi. Tuy nhiên cẩn thận chọn đúng loại tôm có thể ăn sống được, đảm bảo còn tươi và không có mùi tanh. Tốt nhất là chỉ ăn tôm sống tại các nhà hàng có đầu bếp chuyên nghiệp, biết cách xử lý cẩn thận để đảm bảo an toàn. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn tôm sống.


Chế biến tôm với ít dầu mỡ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể
Chế biến tôm với ít dầu mỡ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể

3.2. Chất ô nhiễm

Nên kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của tôm trước khi mua. Tôm có thể bị nhiễm bẩn từ ô nhiễm trên biển hay cơ sở nuôi tôm không được kiểm soát. Tuy nhiên, ngay cả thông tin trên nhãn cũng không thể đảm bảo tôm an toàn. Cả tôm nuôi và đánh bắt tự nhiên đều có nguy cơ chứa chất gây ô nhiễm.

Tôm xuất xứ từ các trang trại được chứng nhận đạt chuẩn quy trình thường là lựa chọn tốt hơn. Thủy ngân là một mối quan tâm đặc biệt với một số loại hải sản. Tuy nhiên, AHA cho biết hàm lượng thủy ngân trong tôm khá thấp.

3.3. Lưu trữ và bảo quản

Bảo quản tôm không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

  • Nên lưu trữ tôm trong tủ lạnh ở mức nhiệt ≤ 4°C trong 2 - 3 ngày;
  • Nếu muốn lưu trữ lâu hơn 2 ngày, hãy đặt tôm trong hộp nhựa và trữ đông;
  • Không đông đá tôm đã được rã đông khi bán tại cửa hàng;
  • Nếu không ăn tôm ngay sau khi nấu, hãy làm nguội nhanh và đặt lại vào tủ lạnh để bảo quản trong vòng 2 giờ;
  • Ngoài ra, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở ở mức nhiệt 4,5 - 60°C. Vì vậy cần nấu tôm ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh;
  • Không nên sử dụng khi thấy phần thịt tôm trở nên đục sau một thời gian để bên ngoài nhiệt độ phòng;
  • Khi nấu tôm cần phải đạt tối thiểu 63°C trở lên.

3.4. Dị ứng

Giống như nghêu, sò và mốc, một số người bị dị ứng thực phẩm động vật có vỏ cũng có thể dị ứng với tôm. Những đối tượng này nên tránh tất cả các món có liên quan đến tôm, kể cả sản phẩm được làm từ tôm hay có hương vị tôm.

Dấu hiệu của phản ứng dị ứng thường là:


Nổi mề đay do dị ứng với tôm
Nổi mề đay do dị ứng với tôm

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như trên, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức vì có nguy cơ bị sốc phản vệ. Đây là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng.

Tóm lại, các bác sĩ đánh giá tôm là thực phẩm an toàn cho hầu hết mọi người, bất kể mức cholesterol cao hay thấp. Tiêu thụ tôm trong chừng mực có thể cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, thậm chí ăn tôm có tốt cho tim mạch. Những người phải tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt do bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đặt ra nên hỏi kỹ trước khi ăn tôm. Bệnh nhân bị dị ứng hải sản cần tránh ăn tôm hoàn toàn.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, ngoài việc đưa hệ thống máy móc y tế hiện đại, đạt chuẩn vào công tác khám chữa bệnh thì Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec còn đưa ra nhiều dịch vụ y tế hoàn hảo đem lại nhiều tiện ích cho Quý khách hàng.

Đặc biệt với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm luôn sẵn sàng thăm khám, điều trị và tư vấn thì Quý khách hàng có thể yên tâm và lựa chọn dịch vụ thăm khám tại Vinmec.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe