Thuốc Aciphex: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Aciphex (rabeprazole) là một chất ức chế bơm proton làm giảm lượng axit được tạo ra trong dạ dày. Bên cạnh đó Aciphex được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn và trẻ em lớn hơn 1 tuổi. Bạn cần lưu ý Aciphex không phải để sử dụng điều trị giảm ngay các triệu chứng ợ chua. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng thuốc Aciphex.

1. Thuốc Aciphex

Aciphex là một biệt dược của Rabeprazole – loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và hội chứng Zollinger – Ellison (tình trạng dạ dày tạo quá nhiều axit), ngăn ngừa loét tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori và loét đường ruột. Aciphex có thể được sử dụng một mình hoặc với các loại thuốc khác.

2. Chống chỉ định

  • Không dùng cho bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần cân nhắc lợi ích trước khi sử dụng
  • Bệnh nhân bị bệnh gan, lupus ban đỏ hệ thống.
  • Loãng xương hoặc mật độ xương thấp.
  • Lượng magie hoặc vitamin B12 trong máu thấp.
  • Cân nhắc sử dụng thuốc với những người có vấn đề về gan: có thể không đào thải được thuốc ra khỏi cơ thể, dẫn đến nhiều tác dụng phụ hơn.

3. Cách dùng

Rabeprazole được bào chế dưới dạng viên nang hoặc viên nén giải phóng chậm hàm lượng 20mg sử dụng an toàn và hiệu quả cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tờ rơi trước khi dùng thuốc

Không nhai, nghiền nát hoặc chia như viên thuốc

3.1. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Liều dùng cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên)

  • Liều lượng điển hình: 20 mg x 1 lần/ngày
  • Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Liều dùng sẽ được thay đổi nếu bạn bị tổn thương liên quan đến axit trong thực quản hoặc nếu bạn chỉ đang điều trị các triệu chứng ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng cho trẻ em (từ 12 – 17 tuổi)

  • Liều lượng điển hình: 20 mg x 1 lần/ngày trong tối đa 8 tuần.

Liều dùng cho trẻ em (từ 0 – 11 tuổi)


Người bệnh nên sử dụng thuốc Aciphex đúng liều lượng
Người bệnh nên sử dụng thuốc Aciphex đúng liều lượng

3.2. Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Liều dùng cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên)

  • Liều lượng điển hình: 20 mg x 1lần/ngày sau bữa sáng trong tối đa 4 tuần.

Liều dùng cho trẻ em (từ 0 – 17 tuổi)

  • Chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc Aciphex là an toàn và hiệu quả để điều trị cho bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ dưới 18 tuổi.

3.3. Bệnh nhân loét tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori

Liều dùng cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên)

  • Liều lượng điển hình: 20 mg x 2lần/ngày cùng bữa sáng trong 7 ngày. Để điều trị loét do H. pylori , thuốc này được sử dụng kết hợp với thuốc amoxicillin và clarithromycin.

Liều dùng cho trẻ em (từ 0 – 17 tuổi)

  • Chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc Aciphex là an toàn và hiệu quả để điều trị cho bệnh loét tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori ở trẻ dưới 18 tuổi.

3.4. Bệnh nhân có các tình trạng dạ dày tạo ra quá nhiều axit, như hội chứng Zollinger – Ellison

Liều dùng cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên)

  • Liều khởi đầu điển hình: 60 mg x 1 lần/ngày
  • Tăng liều lượng: Bác sĩ sẽ tăng liều cho bạn nếu cần thiết
  • Liều tối đa: 100 mg x 1 lần/ngày hoặc 60 mg x 2 lần/ngày.

Liều dùng cho trẻ em (từ 0 – 17 tuổi)

  • Chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc Aciphex là an toàn và hiệu quả để điều trị các vấn đề về axit dạ dày ở trẻ dưới 18 tuổi.

4. Tác dụng phụ của thuốc

4.1. Tác dụng phụ phổ biến

  • Đau đầu, buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đau bụng, đầy hơi

Những tác dụng này nhẹ, chúng có thể biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi bạn dùng thuốc.


Thuốc Aciphex có thể gây triệu chứng đau đầu cho người bệnh
Thuốc Aciphex có thể gây triệu chứng đau đầu cho người bệnh

4.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng

Lượng magie trong máu thấp, triệu chứng bao gồm:

  • Co giật
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Nhịp tim không đều hoặc nhanh
  • Đau đột ngột hoặc khó cử động hông, cổ tay hoặc lưng
  • Yếu cơ
  • Co thắt bàn chân hoặc bàn tay
  • Giọng khàn, khó thở, thở khò khè.

Tiêu chảy nặng (do nhiễm C. difficile ), triệu chứng bao gồm:

  • Phân lỏng, hoặc tiêu chảy ra máu
  • Đau bụng
  • Sốt

Bệnh lupus ban đỏ ở da (CLE), triệu chứng bao gồm:

  • Phát ban trên da và mũi
  • Phát ban đỏ, có vảy, đỏ hoặc tím trên cơ thể bạn

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE), triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Sút cân
  • Ợ nóng

Tác dụng phụ khác:

  • Mờ mắt
  • Kinh nguyệt nhiều
  • Phân có máu hoặc phân đen
  • Chảy máu khó kiểm soát
  • Tăng cân khó kiểm soát
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ

Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào nghiêm trọng trên đây hãy liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

5. Cảnh báo quan trọng

  • Tiêu chảy nghiêm trọng: Rabeprazole làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy nặng. Tiêu chảy này là do nhiễm trùng đường ruột bởi vi khuẩn ( Clostridium difficile ). Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đi ngoài ra phân có nước, đau dạ dày hoặc sốt không giảm.
  • Gãy xương: Nếu bạn dùng nhiều liều rabeprazole hàng ngày trong thời gian dài (1 năm hoặc lâu hơn), nguy cơ gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống của bạn sẽ tăng lên. Thuốc này nên được sử dụng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Mức magiê thấp: Rabeprazole có thể gây sụt giảm lượng khoáng chất magie trong cơ thể bạn. Điều này thường xảy ra sau 1 năm điều trị. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra sau khi bạn dùng rabeprazole trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Mức magiê thấp có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng có thể xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bao gồm co thắt cơ, nhịp tim bất thường hoặc co giật.
  • Lupus ban đỏ ở da và lupus ban đỏ hệ thống: Rabeprazole có thể gây lupus ban đỏ ở da (CLE) và lupus ban đỏ hệ thống (SLE). CLE và SLE là bệnh tự miễn dịch. Các triệu chứng của CLE có thể bao gồm từ phát ban trên da và mũi, đến phát ban nổi lên, có vảy, đỏ hoặc tím trên một số bộ phận của cơ thể. Các triệu chứng của SLE có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, sụt cân, đông máu, ợ chua và đau dạ dày. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.

6. Tương tác thuốc

6.1. Thuốc không nên sử dụng cùng Aciphex

Các thuốc sau dùng cùng với Aciphex có thể gây các phản ứng nguy hiểm cho cơ thể như: Thuốc điều trị HIV như atazanavir, nelfinavir hoặc rilpivirine


Người bệnh không nên kết hợp thuốc Aciphex với thuốc điều trị HIV
Người bệnh không nên kết hợp thuốc Aciphex với thuốc điều trị HIV

6.2. Tương tác thuốc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Aciphex

Dùng rabeprazole với một số loại thuốc nhất định làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ từ những loại thuốc này, bao gồm:

  • Warfarin: Tăng INR ( xét nghiệm máu dùng đánh giá mức độ hình thành cục máu đông khi dùng thuốc chống đông kháng vitamin K) và thời gian prothrombin ở bệnh nhân dùng đồng thời rabeprazole và warfarin đồng thời. Trường hợp xấu có thể gây chảy máu bất thường và tử vong.
  • Methotrexate: Sử dụng đồng thời rabeprazole với methotrexate (chủ yếu ở liều cao) có thể làm tăng và kéo dài nồng độ trong huyết thanh của methotrexate và / hoặc chất chuyển hóa của nó là hydroxy methotrexate, có thể dẫn đến độc tính với methotrexate.
  • Dùng chung Rabeprazole với Acalabrutinib, Amphetamine, Atazanavir, Benzphetamine, Capecitabine, Dextroamphetamine, Digoxin, Ketoconazole, Methamphetamin, Neratinib, Octreotide, Velpatasvir, Cyclosporine... có thể khiến nồng độ các thuốc này trong máu của bạn cao hơn bình thường. Do vậy bác sĩ sẽ cần theo dõi mức độ của các loại thuốc trong máu của bạn khi bạn dùng chung chúng với nhau.

6.3. Tương tác thuốc khiến cho thuốc dùng chung giảm hiệu quả điều trị

Khi dùng chung Aciphex với các loại thuốc sau khiến cho các loại thuốc đó giảm tác dụng hoặc mất hiệu lực trong điều trị, bao gồm:

  • Thuốc chống nấm như ketoconazole và itraconazole: Bác sĩ có thể khuyên bạn uống đồ uống có tính axit, chẳng hạn như cola, để giúp dạ dày hấp thụ các loại thuốc này. Hoặc bác sĩ có thể ngừng điều trị bằng rabeprazole trong khi bạn dùng các loại thuốc này để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
  • Mycophenolate mofetil: Bác sĩ sẽ theo dõi việc điều trị của bạn với thuốc mycophenolate mofetil. Và có thể điều chỉnh liều lượng của bạn.
  • Muối sắt: Bác sĩ có thể sẽ theo dõi nồng độ sắt của bạn để đảm bảo chúng luôn ở trong ngưỡng an toàn.
  • Thuốc điều trị ung thư như erlotinib, dasatinib và nilotinib: Bác sĩ có thể sẽ theo dõi phản ứng của cơ thể bạn với những loại thuốc này để đảm bảo chúng hoạt động tốt.

7. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng (từ 15 - 30oC), tránh ẩm thấp và nhiệt độ quá cao, ánh sáng trực tiếp. Tốt hơn hết nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn cách bảo quản thuốc đúng nhất
  • Để thuốc tại nơi an toàn , tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất hay khi không còn cần tới thuốc.
  • Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc xả theo đường ống nước thải

8. Xử lý khi quên thuốc

Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra. Nếu đã muộn hoặc gần thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống thuốc như bình thường. Đừng gấp đôi liều sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

9. Lưu ý khi dùng thuốc

  • Thuốc có thể làm giảm nồng độ vitamin B12 trong máu của bạn. Nếu bạn sử dụng Aciphex lâu dài hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về việc bổ sung vitamin B12
  • Kiểm tra xét nghiệm máu thường xuyên để tránh các tác dụng phụ của thuốc.
  • Không dừng thuốc đột ngột sẽ khiến lượng axit trong dạ dày của bạn không được kiểm soát dẫn đến tình trạng nặng hơn.
  • Duy trì dùng thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: rxlist.com, drugs.com, mayoclinic.org, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe