Đường và trào ngược axit có mối liên quan đến nhưng ít được nhiều người biết đến. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, đường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược. Trong bài viết này sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về cách thức đường ảnh hưởng đến trào ngược axit và những điều cần lưu ý để kiểm soát tình trạng này hiệu quả hơn.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Mối tương quan giữa đường và trào ngược axit
Trào ngược axit được chia thành hai loại chính. Dạng đầu tiên được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Tình trạng này được đặc trưng bởi sự di chuyển của axit dạ dày vào thực quản, thường được gọi là "ống dẫn thức ăn".
Nghiên cứu về trào ngược dạ dày thực quản và tiêu thụ đường cho thấy thức ăn có đường có thể gây kích thích bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo một bài đánh giá năm 2019 cho thấy rằng, giảm lượng thức ăn có đường có thể làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ở một số người.
Dạng thứ hai của trào ngược axit là trào ngược họng - thanh quản (LPR). Trong tình trạng này, axit dạ dày di chuyển lên đến dây thanh và các mô xung quanh.
Cũng có bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ đường có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược họng - thanh quản. Ví dụ, một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2021 với sự tham gia của 1517 thanh thiếu niên đã phát hiện ra một mối liên kết giữa việc tiêu thụ đường cao hơn và nguy cơ mắc trào ngược họng - thanh quản tăng lên.
Thông qua những tác động trên có thể thấy được rằng, mối liên hệ giữa đường và trào ngược axit. Đường có ảnh hưởng tiêu cực, gây trầm trọng hơn các triệu chứng của trào ngược axit.
2. Trào ngược axit kiêng ăn gì?
Theo một bài đánh giá từ năm 2019, các thói quen tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây chứa đường và làm tình trạng trào ngược axit trở nên xấu hơn:
- Tăng lượng chất béo.
- Uống cà phê thường xuyên.
- Ăn sô cô la thường xuyên.
- Ăn thức ăn cay.
- Uống rượu và bia.
Các bệnh nhân đang gặp vấn đề về trào ngược dạ dày thực quản hoặc trào ngược họng - thực quản có thể cân nhắc hạn chế hoặc tránh một số trong những loại thực phẩm chứa các yếu tố này. Tuy nhiên, quan trọng là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách đáng kể.
Ngoài việc hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm, một số cá nhân có thể giảm nhẹ các triệu chứng của trào ngược axit đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản bằng cách áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate hoặc chế độ ăn Địa Trung Hải.
Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn gần giờ đi ngủ có thể làm trầm trọng thêm trào ngược axit bất kể chế độ ăn uống đó là gì. Điều này cho thấy đường và trào ngược axit không phải là vấn đề duy nhất.
3. Những chất thay thế đường khi bị trào ngược axit dạ dày
Nhiều cá nhân và các chuyên gia y tế đều bày tỏ lo ngại về các tác động tiềm ẩn đến sức khỏe do tiêu thụ đường quá mức. Do đó, các nhà khoa học và nhà sản xuất thực phẩm đã phát triển nhiều loại thay thế đường.
Những lựa chọn này mang lại hương vị ngọt nhưng có số calo ít hơn đáng kể. Một số loại thay thế đường được FDA phê duyệt bao gồm:
- Aspartame
- Acesulfame potassium (Ace K)
- Sucralose
- Neotame
- Advantame
- Saccharin
Bệnh nhân thay thế một phần đường trong chế độ dinh dưỡng có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược axit. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn không đồng tình về độ an toàn của những chất làm ngọt này.
Theo FDA, một số nghiên cứu cho thấy một số chất làm ngọt có thể có tính chất gây ung thư. Có thể hiểu rằng tiêu thụ lượng lớn các chất làm ngọt này có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang được tranh luận trong giới khoa học.
4. Yếu tố khác ảnh hưởng đến trào ngược axit
Ngoài đường và trào ngược axit, còn có một mối liên kết kết khác là chỉ số khối cơ thể (BMI) cao và nguy cơ mắc bệnh trào ngược axit dạ dày tăng lên.
Tuy nhiên, bài đánh giá không chỉ rõ liệu chỉ số BMI cao có gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit trực tiếp hay không. Ví dụ, mối liên kết này có thể do việc tiêu thụ đường tăng lên, tạo điều kiện cho cả hai hiện tượng trào ngược axit và chỉ số BMI cao.
Các nhà nghiên cứu cũng coi việc giảm cân là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị trào ngược axit dạ dày vùng hầu họng (LPR). Tuy nhiên, tương tự như với trào ngược dạ dày thực quản, các chuyên gia y tế cũng không chắc chắn rằng cân nặng có làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược họng - thanh quản hay không.
Thông qua các nghiên cứu trên có thể thấy được rằng sự tương quan giữa đường và trào ngược axit. Đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược axit trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, bệnh nhân nên thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sử dụng đường để có thể cải thiện sức khỏe bản thân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.