Đau khớp vai trái: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đau khớp vai trái là một triệu chứng phổ biến, gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề cơ bản đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BS Đỗ Văn Cường, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

1. Nguyên nhân đau khớp vai trái 

Đau ở vai trái không chỉ là liên quan đến các vấn đề tim mạch, mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng cơ xương, phát triển xương khớp và thần kinh khác nhau. Việc hiểu rõ những nguyên nhân khác của đau khớp vai trái là rất quan trọng để đưa ra đánh giá và điều trị hiệu quả.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của đau ở vai trái.

1.1 Viêm bao hoạt dịch khớp

Bao hoạt dịch thường được tìm thấy gần các khớp, đóng vai trò như một cái đệm giữa các cấu trúc cơ bản như gân, xương và cơ, giúp giảm ma sát và giữ cho việc di chuyển của các khớp trở nên mềm mại và linh hoạt hơn.

Viêm bao hoạt dịch khớp ở vai là một trong những nguyên nhân gây đau khớp vai trái. Đây là một tình trạng mà bao hoạt dịch, tức là túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, bị viêm. 

Khi bị viêm, bao hoạt dịch sẽ sưng tấy và gây đau, đặc biệt là khi cử động vai.
Khi bị viêm, bao hoạt dịch sẽ sưng tấy và gây đau, đặc biệt là khi cử động vai.

1.2 Viêm khớp vai

Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp cũng là hai tình trạng thường gặp gây ra đau khớp vai trái. Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bảo vệ tại các khớp bị mòn, dẫn đến sự tiếp xúc trực tiếp giữa các xương, gây tổn thương, làm cứng khớp.

Ngược lại, viêm khớp dạng thấp là một loại rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công niêm mạc khớp, gây ra viêm và đau kéo dài.

Cả hai loại viêm khớp này có thể gây ra những triệu chứng như đau, sưng, khó khăn trong việc đi lại và hạn chế vận động. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

1.3 Trật khớp vai

Trật khớp vai là hiện tượng xảy ra khi một hoặc cả hai xương trong khớp vai bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Đặc điểm của khớp vai là có phạm vi chuyển động rộng và độ ổn định kém hơn so với các khớp khác, do đó khớp vai dễ bị trật hơn. 

Các nguyên nhân thường gây ra trật khớp vai bao gồm té ngã, chấn thương do hoạt động thể thao, hoặc các chấn thương khác có thể ảnh hưởng đến vùng vai.

1.4 Viêm dính khớp vai gây đau khớp vai trái

Viêm dính khớp vai có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp vai trái. Còn gọi là đông cứng khớp vai, viêm dính khớp vai là một tình trạng khiến khớp vai trở nên cứng và đau. Trong trường hợp này, các mô xung quanh khớp vai trở nên sần sùi và bó lại.

Điều này gây ra hạn chế trong việc di chuyển và làm tăng cảm giác đau. Hơn nữa, việc giữ vai ở tư thế tĩnh trong thời gian dài cũng có thể góp phần làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh.

1.5 Rách chóp xoay vai

Rách chóp xoay thường xảy ra khi các cơ và gân của nhóm vòng quay, một nhóm cơ quan trọng bao quanh khớp vai, bị tổn thương. Chóp xoay đóng vai trò quan trọng để giữ cho xương cánh tay trên đặt ổn định trong. Tuy nhiên, do các tác động gây hao mòn tự nhiên như nâng vật nặng hoặc các tai nạn có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho nhóm cơ này.

Khi xảy ra chấn thương vòng quay, các triệu chứng thường bắt đầu như cơn đau âm ỉ và dần dần trở nên nặng nề hơn. Tình trạng đau có thể lan ra từ vùng vai và lan sang cánh tay, gây ra sự không thoải mái và hạn chế trong việc di chuyển cổ động cơ khớp vai

2. Triệu chứng đau ở xương bả vai trái là gì

Chú ý đến những dấu hiệu ban đầu của đau khớp vai trái là một bước quan trọng nhằm hạn chế chấn thương hoặc bệnh lý nghiêm trọng. 

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng trên, người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng trên, người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của đau vai nên chú ý:

  • Cảm thấy ấm hoặc đỏ xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

  • Đau cổ, cánh tay hoặc lưng.

  • Cảm giác lạo xạo, lách cách hoặc lộp bộp khi di chuyển cánh tay. 

  • Cứng cơ

  • Mệt mỏi

  • Co thắt cơ bắp 

  • Viêm 

  • Phạm vi chuyển động hạn chế

  • Đau nhói

  • Khó thở hoặc đau ngực

Trong trường hợp vai bị trật khớp, bệnh nhân có thể cảm nhận được xương lệch ra khỏi ổ khớp vai. Vì thế, nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào hãy liên hệ ngay đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

3. Điều trị

Khi các dấu hiệu ban đầu của đau khớp vai trái xuất hiện, bệnh nhân có thể thực hiện nhiều phương pháp để giảm đau và điều trị bệnh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị tại nhà và phòng khám mà người bệnh có thể tham khảo:

3.1 Nghỉ ngơi và chườm lạnh

Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và cho cơ thể thư giãn. Tránh các hoạt động cường độ cao vì có thể làm tình trạng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi nghỉ ngơi, cơ vai sẽ được hồi sức và trở nên linh hoạt hơn.

Nghỉ ngơi và chườm lạnh là một trong những giải pháp khắc phục tại nhà khi bị đau khớp vai trái
Nghỉ ngơi và chườm lạnh là một trong những giải pháp khắc phục tại nhà khi bị đau khớp vai trái

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thử sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm sưng và giảm đau. Chườm lạnh hoặc đặt túi đá lên vùng đau trong khoảng 20 phút có thể giúp giảm cảm giác khó chịu.

3.2 Vật lý trị liệu

Nếu tình trạng đau khớp vai trái kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được đánh giá chính xác về tình trạng của bệnh và tư vấn các biện pháp điều trị phù hợp. Điều này giúp người bệnh tìm ra giải pháp hiệu quả nhất để giảm đau và phục hồi sức khỏe.

3.3 Kéo giãn cơ

Việc giãn cơ thường xuyên có thể kích hoạt các khớp và cơ bắp, đồng thời tăng sức mạnh và tính linh hoạt. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, hãy nhớ khởi động cơ bản, duy trì tư thế đúng và tránh các động tác căng cơ có thể gây căng thẳng cho cơ bắp và khớp. Một số bài tập giãn cơ phổ biến cho đau khớp vai trái bao gồm căng con lắc và căng vai trên cao.

3.4 Thay đổi tư thế hoạt động 

Đôi khi, việc ngừng hoạt động vì đau khớp vai trái cũng khiến bệnh tình trở nặng hơn.Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải sửa đổi tư thế hoạt động sao cho phù hợp với trạng thái hiện tại.

Ví dụ, người bệnh có thể tránh nâng vật nặng trong một thời gian, chọn giày thoải mái để duy trì tư thế tốt và điều chỉnh môi trường làm việc để phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe