Tình trạng tổn thương khớp vai như rách cơ chóp xoay vai thường gặp ở độ tuổi trung niên hoặc những người luyện tập thể thao hoặc lao động chân tay. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, chấn thương này có thể dẫn đến tình trạng hạn chế vận động của vai hoặc lỏng khớp hoặc viêm khớp gây thoái hóa khớp sớm.
1. Tìm hiểu về rách chóp xoay vai
Cơ chóp xoay vai được xác định bởi vùng cơ delta bao phủ bên ngoài với các cơ như cơ dưới vai ở phía trước, hoặc cơ trên gai ở phía trên, hoặc cơ dưới gai ở sau trên và cơ tròn bé ở vị trí phía sau. Các nhóm cơ ở khu vực này sẽ được kết hợp với nhau tạo thành một vùng cơ bao quanh chỏm xương cánh tay, cùng với chóp xoay bám từ xương bả vai cho tới chỏm xương cánh tay. Những nhóm cơ này và chóp xoay hoạt động phối hợp nhịp nhàng để tạo nên các động tác xoay của chỏm xương cánh tay và đồng thời giữ vững chòm nằm cân bằng trong ổ chảo.
Rách cơ chóp xoay vai xảy ra với hiện tượng các cơ quay của khớp vai bị rách một phần hoặc rách toàn phần thậm chí có thể bị đứt lìa ra. Bệnh lý này khá phổ biến ở vai. Bởi vì vị trí này cũng giống như một cỗ máy đã vận hành trong thời gian qua lâu có thể dẫn tới tình trạng các sợi gân cơ chóp xoay ở vùng vai sẽ dần đi vào giai đoạn bị bào mòn khi đó chóp xoay dễ dàng bị rách.
Viêm cơ chóp xoay vai thường gây cho người bệnh cảm giác đau vai kéo dài, và ngày càng khiến cho người bệnh thấy nhức và tê mỏi vùng vai, đặc biệt khi mang vác đồ vật. Hơn nữa khi xảy ra hiện tượng này người bệnh khó thực hiện các động tác xoay vai, nhấc vai lên cao, hoặc giơ thẳng tay lên trời. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các tình huống như cứng khớp vai, đau khớp vai, rách đứt gân cơ...
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm cơ chóp xoay vai thường gặp do chơi thể thao thường xuyên, hoặc chơi các trò thực hiện vận động cánh tay nhiều, hoặc mang vác vật nặng đồng thời phải nâng lên hạ xuống nhiều lần. Đôi khi có thể do chấn thương mô mềm hoặc bệnh lý về xương khớp vai cũng có thể ảnh hưởng tới gân cơ. Đồng thời khi tuổi tác càng tăng, hệ cơ xương khớp càng suy thoái và dễ bị đau, viêm kèm theo những hạn chế về chức năng.
2. Nguyên nhân chấn thương gây rách chóp xoay vai
Tình trạng cơ chóp xoay vai bị rách có thể xuất hiện bởi nhiều yếu tố nhưng trong đó có hai nhóm nguyên nhân chính do nội tại và những tác động từ bên ngoài
Nguyên nhân do nội tại bao gồm những thay đổi có liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, các vấn đề về rối loạn chuyển hoá, thiếu máu nuôi dưỡng hoặc cơ thể bị giảm số lượng tế bào, sợi collagen mỏng dần hoặc do sự tích tụ mô hạt và vôi hoá. Những những sự thay đổi liên quan đến các vấn đề này khiến cho có thể gây nên “rách thoái hoá”.
Nguyên nhân tác động từ bên ngoài thường được dẫn đến từ những chấn thương bao gồm sang chấn cấp tính hoặc những vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Những chấn thương này có thể bao gồm: Sự mất vững của khớp ổ chảo - cánh tay thường xuất hiện sau khi trật khớp vai nhiều lần sau đó dẫn đến rách thức phát chóp xoay vai. Hoặc chấn thương cấp tính với tư thế ngã khi chống tay, hoặc một số vi chấn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần như động tác quay tay, đưa tay quá đầu...Những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng rách gân cơ vai.
3. Dấu hiệu rách cơ khu vực chóp xoay vai
Triệu chứng nổi bật của tình trạng rác cơ khu vực chóp xoay vai bao gồm những cơn đau ở mặt ngoài của khớp vai và lan xuống cánh tay nhưng không quá khuỷu, đôi khi có thể lan đến vùng cổ và những cơn đau thường dữ dội về đêm khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh giảm sút. Bệnh nhân có thể có những cơn đau khiến cơ thể khi nằm nghiêng sẽ đau mạnh mẽ. Mức độ đau vai càng nhiều có thể do khả năng chấn thương ở vị trí này khá nặng. Thậm chí một số trường hợp có thể thực hiện các động tác vai lặp lại nhiều lần, hoặc mang vác vật nặng hoặc đưa tay quá đầu cũng khiến cho người bệnh cảm thấy đau dữ dội.
Nếu người bệnh không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời có thể làm cho chức năng của cơ chóp xoay vai bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh như: mất cử động vĩnh viễn hoặc các hoạt động thực hiện yếu dẫn tới tình trạng thoái hoá khớp vai. Trường hợp rách cơ chóp xoay vai thường không tự phục hồi mà vị trí chấn thương sẽ càng rách rộng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Khi đó hậu quả mà bệnh nhân có thể gặp như mất cân bằng cặp đôi lực và dẫn đến suy giảm chức năng khớp vai, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ. Khi vai ngày càng bị mất vững sẽ gây ra hiện tượng chỏm xương cánh tay sẽ di trú lên trên và chạm vào mỏm cùng vai gây nên tình trạng thoái hoá khớp vai.
4. Cách điều trị chấn thương gây rách chóp xoay
Đối với rách chóp xoay vai cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mức độ tổn thương cũng như mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông thường sẽ có hai cách điều trị phổ biến bao gồm: Điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật.
Phương pháp điều trị bảo tồn thường được thực hiện bao gồm các hoạt động chườm lạnh, thay đổi thói quen hoạt động của người bệnh, thực hiện cá lý liệp pháp tập trung phục hồi tầm vận động khớp vai. Có thể tiêm corticoid nhằm giúp bệnh nhân có thể giảm những cơn đau mạnh mẽ và hỗ trợ vật lý triệu. Tuy nhiên, phương pháp này có thể thực hiện với một số trường hợp như: Những người không có tiền sử chấn thương rõ ràng, hoặc triệu chứng của bệnh không quá rầm rộ, hoặc khi quan sát hình ảnh trên chụp cộng hưởng từ MRI có thể tổn thương rác nhỏ. Hoặc những bệnh nhân có thể giả liệu hoặc hạn chế vận động quá nhiều cũng nên chỉ định áp dụng phương pháp điều trị này với các bài tập về vật lý trị liệu nhằm giúp cải thiện sức cơ xung quanh và sự linh hoạt của khớp trước. Trong tình trạng rách cơ chóp xoay xảy ra với mật độ lớn và người bệnh chỉ có thể vận động ít hoặc chống chỉ định với phương pháp điều trị bằng phẫu thuật, thì điều trị bảo tồn sẽ giúp bệnh nhân giảm những cơn đau dữ dội đồng thời cũng cải thiện được chức năng khớp của người bệnh.
Phương pháp điều trị phẫu thuật thường được áp dụng phẫu thuật nội soi giúp điều trị đa số những tổn thương của chóp xoay vai. Ưu điểm của phương pháp này ít xâm lấn cùng với tình trạng phục hồi nhanh giúp bệnh nhân nhanh chóng hoà nhập được với cuộc sống. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ nhiễm trùng thấp, đặc biệt khắc phục được tình trạng teo cơ delta khi thực hiện mổ truyền thống.
Còn đối với những trường hợp viêm gân chóp xoay thì điều trị có thể đẩy lùi tình trạng viêm. Tuy nhiên, để thực hiện điều trị viêm gân chóp xoay cần khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả. Trong quá trình điều trị viêm chóp xoay vai có thể sử dụng một số loại thuốc giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh như: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh và vitamin vừa giúp giảm đau đồng thời tăng cường sức đề kháng và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, các loại thuốc bổ gân cơ. Ngoài ra có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, giúp phục hồi chức năng gân cơ khi điều trị viêm chóp xoay.
5. Một số biện pháp phòng ngừa rách gân chóp xoay
Theo thời gian cùng với tuổi tác tăng cao, các khớp vai sẽ dần dần bị lão hoá, tuy nhiên để cải thiện tình trạng này có thể thay đổi thói quen và tập luyện sẽ giúp cho đôi vai khỏe mạnh đồng thời tránh được những chấn thương không đáng có. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa chấn thương chóp xoay vai:
- Tư thế và cách luyện tập bả vai: Có thể do tính chất công việc, nhiều người thường dành cả thời gian dài để cúi xuống thiết bị hoặc máy tính. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này hãy tập thói quen kéo bả vai ra sau, đồng thời điều chỉnh tư thế ngồi thẳng, tránh tư thế lom khom.... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập đơn giản để tăng cường các cơ ở bả vai.
- Không sử dụng nicotin: Thuốc lá mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt những bệnh liên quan đến hô hấp và phổi. Sử dụng thuốc lá có thể khiến làm tăng gấp đôi nguy cơ vết rách ở chóp xoay không lành được dù vết rách nhỏ.
- Kiểm soát lượng cholesterol: Những người có cholesterol cao có khả năng rách cơ chóp xoay vai cao hơn, vì vậy cần điều chỉnh chế độ ăn uống luyện tập để kiểm soát tốt lượng cholesterol