Bạn có biết về cơ vùng cổ? Mỗi chúng ta sở hữu 20 cơ vùng cổ chúng kéo dài từ đáy hộp đến xương đòn và bả vai. Các cơ vùng cổ sẽ giúp bạn có thể nâng đỡ đầu và cử động phần phía trên của cột sống. Ngoài giúp di chuyển hướng nhìn cơ vùng cổ còn hỗ trợ các hoạt động như nhai nghiền, nuốt thức ăn và hít thở.
1. Khái niệm cơ vùng cổ
Xương của chúng ta trải khắp cơ thể để làm khung đỡ. Tuy nhiên mọi hoạt động được điều khiển lại nhờ đến nhóm cơ bám trên khung. Cơ vùng cổ là một hệ thống cơ xương vô cùng phức tạp bao gồm mô mềm và xương. Chúng được kết nối với nhau ở đáy hộp sọ của mỗi người.
Các sợi cơ được liên kết thành bó cơ và nhiều bó cơ thành cơ bắp. Sự liên kết các sợi cơ khiến cho các hoạt động của cơ thể trở nên uyển chuyển và dễ dàng điều khiển hơn khi có thông tin từ bộ não. Những hoạt động thường ngày như ăn uống, nhai, nuốt đến cử động xoay đầu đều do cơ vùng cổ hỗ trợ.
20 cơ cổ được gọi là cơ xương. Chúng được gắn lại với xương nhờ những sợi gân. Các cơ ở khu vực này còn có tên gọi là cơ tự nguyện. Vì thế mà bạn có thể dễ dàng điều khiển chúng theo ý muốn của bản thân.
Các loại cơ khác trong cơ thể sẽ được xếp vào nhóm cơ không tự chủ. Ví dụ như cơ tim, cơ trơn. Đây là nhóm cơ hoạt động liên tục không chịu sự chi phối của hệ thần kinh trung ương. Còn nhóm cơ tự nguyện sẽ hoạt động dựa trên tín hiệu của hệ thần kinh dẫn truyền thông tin đến. Khi bạn có nhu cầu tín hiệu nhóm cơ tự nguyện sẽ đáp ứng lại.
2. Chức năng chính của cơ vùng cổ
Cơ vùng cổ cần đảm bảo nhiều chức năng quan trong do nó nằm gần hệ thần kinh. Vậy cụ thể các chức năng của cơ vùng cổ là gì?
- Cơ vùng cổ giúp đỡ nâng cao cơ sườn phía trên giúp hoạt động hít thở diễn ra dễ dàng hơn.
- Hoạt động sinh hoạt thường ngày như nhai nghiền, nuốt thức ăn hay giao tiếp đều được điều khiển bởi cơ vùng cổ.
- Thay đổi hình thái cơ giúp khuôn mặt có thể bộc lộ các biểu cảm khác nhau
- Các thớ cơ giúp cho đầu di chuyển hay vùng cổ, lưng trên bao gồm bả vai
- Giữ ổn định cho đầu, cổ và cột sống
3. Vị trí nằm của các cơ vùng cổ
Cơ vùng cổ nằm ở phía trước phía sau và hai bên cổ. Nhìn từ phía sau sẽ có cơ nằm ở ngay dưới đáy hộp sọ của bạn. Các bó cơ kéo dài đến giữa lưng và xung quanh bả vai. Phía trước ta sẽ có thể thấy các cơ bắt đầu từ cơ hàm kéo dài xuống đến xương đòn ở đầu ngực.
Mỗi vị trí cơ sẽ kết nối đến một cơ quan trên cơ thể. Sự kết nối này giúp các bộ phận tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời giúp hệ thần kinh trung ương có thể phát tín hiệu đến cơ để điều chỉnh tư thế khi cần thiết.
4. Giải phẫu cơ vùng cổ có những bộ phận nào
Cơ vùng cổ được chia làm 3 nhóm chính là cơ trước, cơ sau và cơ ở bên.
4.1 Cơ vùng cổ trước
- Platysma: đây là lớp mỏng bao phủ một phần vai và phía trên của ngực. Nó kéo dài xuống đến xương hàm. Cơ này mang nhiệm vụ hỗ trợ các cử động của hàm và miệng. Đồng thời, chúng giúp căng da ở dưới mặt và cùng cổ.
- Sternocleidomastoid: đây là một trong những cơ vùng cổ lớn nhất. Chúng giúp cho bạn cử động đồng và mở rộng góc nhìn hay hoạt động vùng cổ. Đồng thời cơ này giúp kiểm soát khớp thái dương hàm. Cơ Sternocleidomastoid có điểm bắt đầu nằm ở ngay sau tai rồi kéo dài tới xương đòn.
- Subclavius: Cơ Subclavius giúp ổn định xương đòn khi bản cử động vai và cánh tay
- Suprahyoid: Có 4 có được gọi là Suprahyoid. Chúng có chức năng hỗ trợ nuốt và nói nên còn được biết đến là cơ di chuyển.
- Cơ ức đòn chũm: Đây là 4 cơ nằm bên dưới xương lồi giúp cho thanh quản hoạt động lên hoặc xuống.
- Scalenus: Ba cơ di chuyển 2 chiếc xương sườn đầu tiên giúp cho cơ thể có thể hít thở trao đổi không khí. Chúng còn có khả năng hỗ trợ di chuyển ở vùng đầu và ổn định cho các đốt sống cổ.
4.2 Cơ vùng cổ sau
- Cơ gai sống đầu: đây là các khối cơ có hình dáng giống chiếc dây đai. Cơ này nằm ở phía sau cổ giúp bạn có thể cử động cổ để thay đổi tầm nhìn hay xoay đầu theo hướng mong muốn.
- Cơ chẩm: cơ chẩm có 4 bó cơ và nằm ở đáy hộp sọ theo quan sát giải phẫu cổ. Nhóm cơ này có thể giúp đầu quay các hướng mà bạn mong muốn.
- Cơ Transversospinalis: đây là cơ giúp đầu có thể cúi xuống hay ngửa lên và xoay 2 bên trái phải. Cơ này ngoài hỗ trợ các hoạt động của đầu cổ cũng giúp cố định tư thế cột sống. Khi bạn di chuyển vùng cổ, ngực hay thắt lưng cơ này sẽ hỗ trợ để giữ được tư thế chuẩn của cột sống.
4.3 Cơ vùng cổ bên
- Cơ thẳng đầu trước và cơ thẳng đầu ngoài: 2 loại cơ này mang chức năng kiểm soát mọi chuyển động. Vị trí cơ này là ở đáy hộp sọ.
- Longus capitis và longus colli: cơ này có chức năng hỗ trợ động tác vặn đầu cổ. Khi vặn cổ có thể làm nghiêng cột sống cổ.
5. Chất liệu cơ vùng cổ
Đặc điểm cơ vùng cổ cũng không khác biệt với các nhóm cơ xương khác. Cơ vùng cổ được cấu tạo từ nhiều sợi cơ nhỏ cơ tính co giãn khiến hoạt động linh hoạt và dễ dàng điều khiển.
Các lớp mô liên kết xung quanh cơ vùng cổ khá cứng cáp và chắc chắn nên có thể cố định những sợi cơ nhỏ lại để chúng không bị sai lệch. Sợi cơ xương trong giải phẫu có 2 màu là màu đỏ và màu trắng. Chính vì sợi cơ có 2 màu khác nhau nên khi nhìn bó cơ cảm giác như cơ có vân hay sọc.
6. Những vấn đề có nguy cơ dẫn đến đau vùng cổ
Cơ vùng cổ có thể gặp phải vấn đề rối loạn khiến chúng bị co thắt, căng thẳng hay chấn thương nặng do co giật cơ.
- Cơ vùng cổ bị co thắt: Co thắt cơ còn được biết với tên chuột rút. Co thắt cơ xảy khi các cơ bị co lại mà không thể thư giãn hay trở lại trạng thái cũ. Hầu hết các cơn co thắt đều chỉ diễn ra trong thời gian ngắn tính bằng dây. Khi xuất hiện cơn co thắt bạn có thể có cảm giác đau hoặc gai cứng vùng cổ phía sau.
- Căng thẳng cơ vùng cổ: Căng thẳng cơ vùng cổ là tình trạng chấn thương lên cơ hoặc gân. Đây là kết quả của việc kéo căng cơ quá mức hay làm rách cơ hoặc bó sợi.
- Chấn thương co giật: Nếu bạn di chuyển đầu đột ngột có thể gây chấn thương lên mô mềm vùng cổ. Vấn đề chấn thương do co giật thường có liên quan đến cơ, dây chằng và gân.
Theo các nghiên cứu được ước tính có khoảng 14 % dân số đang xuất hiện vấn đề về đau nhức vùng cổ mãn tính. Có khoảng 45% trong số người đau mãn tính xuất hiện chấn thương co giật.
Chấn thương co giật vùng cổ thường xuất hiện do tại nạn ô tô. Các chấn thương khác như căng cơ có thể xuất hiện ở vận động viên thể thao. Ngoại trừ chấn thương vì hoạt động còn có thể chấn thương do ngoại lực tác động. Tuy nhiên đau nhức vùng cổ sẽ không có ngoại lệ và sẽ xuất hiện ở bất kỳ ai.
Khi các hoạt động cử động tác động đột ngột lên cơ hay sai tư thế trong thời gian dài có thể khiến tư thế cổ bị sai. Chính vì thế cần chú ý tư thế làm việc và tư thế ngủ cần giữ đúng tư thế cột sống tránh cong vẹo cột sống gây nên chèn ép đau nhức kéo dài.
7. Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị chấn thương cơ vùng cổ
Các chấn thương vùng cổ có thể xuất hiện triệu chứng sớm hoặc không. Thông thường khi bị chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau nhức quanh đầu đặc biệt là phía sau của đầu.
- Đau nhức cơ vùng bả vai hoặc cơ vùng đó co thắt gây đau.
- Tê nhức dọc cánh tay đến bàn tay.
- Đau nhức phía trước hay phía sau hoặc một bên cổ.
- Căng cứng cơ vùng cổ làm các cử động hạn chế. Khó xoáy hay di chuyển các hướng.
- Xuất hiện các vết bầm hay sưng tấy xung quanh cổ.
Hiện nay, các cơ sở y tế hay dịch vụ chăm sóc dịch vụ đều được phân bổ hỗ trợ để giúp đỡ bạn xem xét các triệu chứng phát hiện từ sớm. Khi kiểm tra bác sĩ sẽ yêu cầu bạn di chuyển đầu cổ hoặc bả vai theo các hướng khác nhau. Việc kiểm tra hành vi hoạt động của cổ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được vấn đề của cổ.
Ngoài ra chẩn đoán hình ảnh sẽ cho ra thông tin xác thực hơn. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp x Quang hay chụp cắt lớp để kiểm tra hình ảnh. Phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán chấn thương cụ thể và chính xác hơn.
Hầu hết các chấn thương vùng cổ có thể lạnh lại sau thời gian ngắn vài ngày hoặc vài tuần. Nếu chấn thương nhẹ bạn sẽ hồi phục trong thời gian điều trị tại nhà.
Khi điều trị chấn thương cơ cổ tại nhà bạn có thể áp dụng liệu pháp thư giãn cơ. Chườm lạnh bằng đá có thể là một các để chữa sưng đau. Massage thư giãn có thể kết hợp thuốc chống viêm hay thuốc giãn cơ.
Để hạn chế các vấn đề về cơ vùng cổ cần luôn giữ đúng tư thế khi làm việc , sinh hoạt hay nghỉ ngơi. Cơ thể sẽ có những phản ứng để thông báo cho bán khi có dấu hiệu bất thường. Nếu cơn đau liên tục xuất hiện ở vùng đầu sau đó lan rộng ra cổ, vai gáy và đến cánh tay thì có thể là báo hiệu sớm vấn đề đau vùng cổ.
8. Dấu hiệu cần đến bác sĩ kiểm tra sớm
Đau vùng cổ có thể nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài hoặc nhanh chóng giảm khi được điều trị. Tuy nhiên nếu bạn có chấn thương ở vùng cổ kèm theo một vài biểu hiện dưới đây thì hãy báo cho bác sĩ và nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra:
- Tính khí dễ cáu kỉnh kèm cảm giác mệt mỏi khó ngủ. Sau đó có thể xuất hiện thêm biểu hiện khó tập trung trong học tập công việc. Đặc biệt nghiêm trọng nếu trước khi xuất hiện những triệu chứng này người bệnh từng gặp chấn thương vùng cổ.
- Vùng đầu xuất hiện cơn đau nhức kéo dài và không giảm thậm chí diễn biến xấu khiến chức năng cơ quan không đảm bảo được hoạt động.
- Tê nhức hay cảm giác ngứa ngáy quanh vùng cổ. Một số khác có thể gặp phải vấn đề với cánh tay, bàn tay hay bả vai rồi lan rộng khiến các bộ phận còn lại trên cơ thể cũng đau nhức.
- Đột nhiên xuất hiện cơn đau ở vùng cổ và kéo dài mãi không dừng lại.
Thông kế giải phẫu cơ đầu mặt cổ đã đưa ra được cấu tạo vùng cổ có sự hỗ trợ của hơn 20 loại cơ. Chúng bám vào xương kết nối với các bộ phận khác trên cơ thể giáp vùng cổ để hỗ trợ thực hiện nhiều động tác di chuyển khác nhau. Ngoài việc nâng đỡ hỗ trợ cho vùng đầu, lưng thì cơ cổ sẽ giúp bộc lộ cảm xúc và thực hiện hoạt động ăn nhai, nuốt thức ăn và hô hấp trao đổi không khí.
Chấn thương cơ vùng cổ như căng cơ co cơ đến sẽ gây nên đau đớn. Cơn đau xuất hiện bất thường như lời cảnh báo sớm về dấu hiệu chấn thương cơ. Tuy nhiên việc đau nhức mỏi vùng cổ khá phổ biến mỗi người đều mắc phải trong đời. Để xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau bạn hãy đến kiểm tra tại bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất để điều trị giảm đau.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.