Bạn có bị cứng cổ không? Vì sao?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC cho biết gần 20% dân số đã từng bị đau cứng cổ sau gáy trong vòng ba tháng qua. Tỷ lệ này không đáng ngạc nhiên bởi rất nhiều người đang chăm chú vào máy tính hoặc nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh gần như suốt ngày.

1. Tổng quan về tình trạng đau cứng cổ sau gáy

Theo các bác sĩ chỉnh hình, cứng khớp cổ thường là kết quả của việc cơ bắp yếu đi theo thời gian do vận động sai tư thế hoặc sai cách. Cổ cứng có thể gây đau và cản trở các hoạt động hàng ngày, khiến bạn khó ngủ ngon.

Vào năm 2010, ước tính có hơn 17% phụ nữ và hơn 12% nam giới mắc phải một số loại đau và cứng cổ. Tỷ lệ này ngày càng tăng lên do việc sử dụng các thiết bị di động và máy tính trở nên phổ biến, khiến mọi người phải cúi đầu trong thời gian dài hoặc tạo những tư thế đầu cổ bất thường mà không để ý.

Khi cơ cổ trở nên yếu và bạn cố gắng quay đầu, khớp sẽ không còn cử động trơn tru nữa vì đã bị lệch. Các khớp thường kéo cơ hoặc va vào dây thần kinh một cách bất thường, tạo ra cơn đau tức thì. Vì vậy khớp cổ sẽ tự siết chặt lại, khiến bạn cảm thấy không thể cử động.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân gây đau cứng cổ khi ngủ dậy buổi sáng

Chứng đau cứng cổ buổi sáng thường xuất hiện sau khi thức dậy. Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp cổ khi ngủ dậy buổi sáng, có thể do bệnh lý xương khớp hay thần kinh nhưng cũng có thể chỉ do ngủ sai tư thế. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra sự khó chịu này sẽ sớm khắc phục được cơn đau cứng khớp cổ xuất hiện vào mỗi sáng.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ, Đặng Minh Quang , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đặng Minh Quang
Đặng Minh Quang
Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Nguyên nhân gây cứng khớp cổ

Nhìn xuống màn hình máy tính và điện thoại thông minh cả ngày hoặc lái xe trong thời gian dài có thể khiến các cơ xung quanh khớp cổ bị mỏi và căng quá mức. Nếu bạn có thói quen này hoặc vì tính chất công việc phải làm ngày này qua ngày khác, tình trạng cứng khớp cổ có thể tăng lên và làm di lệch các khớp cổ của bạn.

Trên thực tế, nhìn xuống điện thoại, máy tính xách tay hoặc các thiết bị khác là nguyên nhân phổ biến nhất gây mỏi cổ. Tư thế cúi đầu khom lưng này gây căng cơ và các mô mềm ở cổ.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:


Nghiến răng hàm gây cứng cổ ở một số đối tượng
Nghiến răng hàm gây cứng cổ ở một số đối tượng

3. Ngăn ngừa đau cứng cổ sau gáy

3.1. Điều chỉnh tư thế

Trước tiên để hạn chế chứng đau cứng cổ vai gáy, bạn cần đặt màn hình ngang tầm mắt, ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng và vặn đầu xuống hoặc sang một bên khi đang sử dụng máy tính. Khi đang lái xe hoặc nhìn vào điện thoại thông minh, hãy nhớ nghỉ giải lao thường xuyên và tránh cúi cổ về phía trước trong thời gian dài.

3.2. Căng giãn

Các bác sĩ cho biết, cách tốt nhất để giảm chứng cứng cổ là căng giãn và vận động đúng cách. Sau đây là một số động tác thể dục có thể thực hiện tại bàn làm việc hoặc trong ô tô để tránh bị cứng cổ:

  • Cuộn vai về phía sau và hạ xuống 10 lần.
  • Ép hai bả vai vào nhau 10 lần.
  • Đẩy đầu về phía sau vào tựa vào gối trên ô tô hoặc tựa vào 2 lòng bàn tay đan vào nhau và giữ trong 30 giây.
  • Nghiêng đầu sao cho tai áp lên vai mỗi bên 10 lần.

3.3. Chú ý khi ngủ

Nếu đau cứng cổ sau gáy ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn cũng nên chú ý đến tư thế ngủ của mình. Cụ thể, chỉ nên nằm ngủ nghiêng hoặc ngửa sẽ giúp bạn ít bị mỏi cổ hơn so với nằm sấp.

Khi nằm sấp ngủ, bạn sẽ thường xuyên vặn đầu sang hai bên khác trong nhiều giờ, buộc cổ phải căng trong thời gian dài. Nằm sấp khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến phần lưng dưới vì bụng thường bị lún xuống giường nệm.

3.4. Những biện pháp khác

Đối với các nguyên nhân khác gây đau cổ, hãy thử các biện pháp khắc phục đơn giản sau:

  • Chườm nóng hoặc chườm đá vào vùng bị đau. Sử dụng đá trong 48 - 72 giờ đầu tiên, sau đó sử dụng nhiệt ấm. Bạn có thể dùng vòi sen nước ấm, chườm nóng hoặc miếng dán nhiệt. Lưu ý không ngủ trong khi đang chườm nóng hoặc túi đá để tránh làm da bị thương.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
  • Tiếp tục vận động và sinh hoạt bình thường, nhưng tránh các hoạt động rung lắc hoặc gây đau đớn. Cách này sẽ giúp làm dịu các triệu chứng và giảm viêm.
  • Thực hiện các bài tập đầu cổ với phạm vi chuyển động chậm, lên xuống, sang bên và từ bên này sang bên kia. Động tác này giúp kéo căng cơ cổ một cách nhẹ nhàng.
  • Nhờ người thân xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị đau.
  • Thử ngủ trên một tấm nệm chắc chắn mà không cần gối hoặc dùng một chiếc gối cổ đặc biệt.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng vòng cổ mềm để giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên không nên dùng vòng cổ trong một thời gian dài để tránh làm cho cơ cổ của bạn yếu hơn.

Chườm ấm có thể hỗ trợ điều trị cứng cổ
Chườm ấm có thể hỗ trợ điều trị cứng cổ

Thông thường, cứng khớp cổ kèm theo cơn đau nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng cách chườm đá, chườm nóng và tập thể dục căng giãn đầu cơ. Nếu cơn đau cứng cổ sau gáy không giảm sau một vài ngày hoặc có thêm các triệu chứng khác làm cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:healthline.com - health.clevelandclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe