Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nén: Forlen, Lizolid 600 mg; Dung dịch tiêm truyền: Linod, Zyvox 600 mg/300 ml.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Kháng sinh nhóm oxazolidinone.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn do Enterococcus faecium kháng vancomycin, viêm phổi do tụ cầu vàng kháng methicillin, nhiễm khuẩn da và mô mềm có hoặc không có biến chứng, viêm phổi do vi khuẩn gram dương nhạy cảm.
Chống chỉ định
Sử dụng đồng thời hoặc có sử dụng MAOi trong vòng 2 tuần trước đó.
Thận trọng
Ức chế tủy xương hoặc sử dụng các thuốc ức chế tủy xương, sử dụng các thuốc có gây độc tính serotonin, tăng huyết áp không kiểm soát được, u tủy thượng thận, ngộ độc giáp.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn vị giác, tăng enzyme gan, nhiễm Candida, ức chế tủy xương, đau đầu.
Ít gặp: Tăng huyết áp, tăng bạch cầu ưa acid, nổi mẩn đỏ, ngứa, mày đay, phản ứng tại chỗ tiêm (đau, viêm tắc tĩnh mạch), chóng mặt, mất ngủ, tê bì, giảm cảm giác dị cảm, nhìn mờ, lưỡi mất màu.
Hiếm gặp: Độc tính thần kinh ngoại vi hoặc độc tính trên tai (nếu điều trị trên 28 ngày), co giật, tiêu chảy do Clostridium difficile, quá mẫn, toan lactic, đổi màu răng.
Liều và cách dùng
Uống hoặc truyền tĩnh mạch trong 30 - 120 phút.
Người lớn: Truyền tĩnh mạch 600 mg mỗi 12 giờ. Hoặc uống 400 - 600 mg mỗi 12 giờ.
Trẻ em:
- Trẻ sơ sinh dưới 7 ngày: Truyền tĩnh mạch hoặc uống 10 mg/kg (tối đa 600 mg) mỗi 8 - 12 giờ.
- Trẻ từ 7 ngày - 12 tuổi: 10 mg/kg (tối đa 600 mg) mỗi 8 giờ.
- Trẻ trên 12 tuổi dùng liều như người lớn.
Chú ý khi sử dụng
Linezolid là thuốc kháng sinh hạn chế cao, phải hội chẩn Ban quản lý sử dụng kháng sinh trước khi dùng. Tương tác với nhiều thuốc, kiểm tra tương tác thuốc trước khi sử dụng. Theo dõi công thức máu hàng tuần. Theo dõi độc tính trên tai và thần kinh ngoại vi. Thời gian sử dụng không quá 28 ngày.
Phụ nữ có thai: C (FDA) (*), B3 (TGA) (**).
Phụ nữ cho con bú: L3 (***)
Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm C theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ trên thai nhi (quái thai, thai chết hoặc các tác động khác) nhưng không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
(**) Nhóm B3 theo phân loại của TGA: Thuốc được sử dụng trên số lượng giới hạn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật thai nhi hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên thai nhi được quan sát. Nghiên cứu trên động vật cho thấy tăng nguy hại trên thai nhi, tuy nhiên không có ý nghĩa rõ ràng trên con người.
(***) Nhóm L3 theo Mother’s milk: Moderately Safe: Không có nghiên cứu có đối chứng trên phụ nữ cho con bú, tuy nhiên nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ là có thể có. Hoặc nghiên cứu có đối chứng chỉ cho thấy nguy cơ gặp tác dụng phụ rất nhỏ và không nghiêm trọng. Chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ có thể gặp ở trẻ.
Tài liệu tham khảo
Uptodate, AHFS, BNFC, Mother’s milk.
- Phân biệt hen suyễn và viêm tiểu phế quản
- Viêm phổi ở trẻ em: Các biện pháp giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị khó thở
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi: Sự khác biệt và cách phòng ngừa
- Tổng quan về bệnh viêm phổi Pneumocystis
- Phòng bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng
- Đau lưng kèm khó thở: Nguyên nhân là gì?
- Trẻ đã điều trị viêm phổi nhưng vẫn bị ho nhiều có sao không?
- Lồng ngực lõm khi thở ở trẻ em
- Trẻ vừa khỏi viêm phổi có tiêm phòng cúm được không?
- Nhịp thở 70 lần/1 phút cảnh báo bệnh lý hô hấp ở trẻ