1. Dịch tễ học bệnh viêm phổi Pneumocystis
Viêm phổi PCP cực kỳ hiếm gặp ở nhưng người khỏe mạnh, nhưng loại nấm gây bệnh này có thể sống trong phổi mà không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nó vẫn là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn mắc bệnh AIDS. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tử vong liên quan đến AIDS ở bệnh nhân nhập viện do nhiễm HIV. Theo một nghiên cứu tại một bệnh viện cấp cứu tại thành phố New York, trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2008, viêm phổi PCP gây ra 4,8% tổng số ca tử vong liên quan đến AIDS (tức là 10 trên tổng số 208 trường hợp). Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp kháng retrovirus (ARV) kết hợp và điều trị dự phòng PCP đều đặn có thể giúp giảm tổng số ca mắc bệnh.
2. Yếu tổ nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm phổi Pneumocystis (PJP) bao gồm:
- Suy giảm miễn dịch: Người nhiễm HIV và có số lượng tế bào CD4 <200 tế bào/microlit, ung thư.
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.
- Tuổi: người già có nguy cơ mắc PJP cao hơn người trẻ tuổi
- Tiếp xúc với người bệnh mắc viêm phổi Pneumocystis
- Hút thuốc lá
3. Sinh bệnh học bệnh viêm phổi Pneumocystis
Nhiễm trùng phổi bắt đầu khi các tế bào nấm trong phế nang bắt đầu nhân lên. Khi nhiễm trùng tiến triển, các túi phế nang sẽ bị đầy chất dịch tiết, gây ra tình trạng tăng sinh tế bào phế nang typ 2 và các tế bào đơn nhân xâm nhập vào phổi.
Các tế bào lót phế nang bong ra gây tăng độ thấm màng mao mạch phế nang, làm cho phổi bị tổn thương và dẫn đến phù phổi cấp. Nếu tổn thương hơn nữa, có thể dẫn đến tràn khí màng phổi.
4. Chẩn đoán bệnh
4.1 Triệu chứng thường gặp
- Sốt.
- Ho.
- Khó thở, thở nhanh. Nhịp thở giảm, không đều có thể là dấu hiệu tràn khí màng phổi.
- Đau ngực
- Nhịp tim nhanh.
- Khám phổi có thể bình thường.
- Có thể có nhiễm trùng toàn thân.
4.2 Các thăm dò cận lâm sàng
- Xét nghiệm đườm pha loãng tìm nấm Pneumocystis jirovecii: Xét nghiệm này có độ nhạy khoảng 50% - 90%
- Nội soi phế quản và xét nghiệm dịch rửa phế quản – phế nang (BAL). Xét nghiệm này có độ nhạy cao 90% đến 99%
- XQ ngực, CLVT lồng ngực
- Ngoài ra, có thể làm các thăm dò cận lâm sàng khác nhằm phụ vụ phát hiện các tổn thương cơ quan khác trong bệnh lý viêm phổi do nhiễm nấm Pneumocystis.
5. Ngăn ngữa bệnh viêm phổi Pneumocystis như thế nào?
Để có thể ngăn ngừa bệnh phổi PCP, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Những bệnh nhân mắc bệnh này thường là những người bị suy giảm miễn dịch do HIV, điều trị thuốc corticosteroid thường xuyên,.... Vì vậy, việc tuân thủ phác đồ điều trị các bệnh lý suy giảm miễn dịch theo hướng dẫn của bác sĩ là cực kì quan trọng.
- Sử dụng thuốc ngăn ngừa: Đối với người có yếu tố nguy cơ cao, điều trị phổ biến nhất là trimethoprim/Sulfamethoxazole (TMP/SMX).
- Điều trị các bệnh lý phổi: COPD, bệnh tăng sinh phổi
- Thay đổi lối sống - sinh hoạt: không hút thuốc lá, thuốc lào, các loại thuốc lá điện từ.
Hiện vẫn chưa có vacxin để ngăn ngừa PCP. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh cần phải nắm rõ được các phương pháp để hạn chế tối đa mắc.
Tóm lại, bệnh viêm phổi PCP là một bệnh thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch suy giảm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, với những biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách, bệnh PCP có thể được kiểm soát và ngăn ngừa. Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh PCP là tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như bệnh nhân HIV/AIDS. Ngoài ra, sử dụng thuốc ngăn ngừa và đối phó với các bệnh lý liên quan đến phổi cũng là các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh PCP.