Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nén: Aprovel 150 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Ức chế thụ thể AT1.
Chỉ định
Tăng huyết áp nguyên phát, bảo vệ thận đối với người bệnh đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp và có suy giảm chức năng thận (microalbumin niệu > 30 mg/24 giờ hoặc protein niệu > 900 mg/24 giờ).
Chống chỉ định
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.
Thận trọng
Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, suy thận, ghép thận; giảm thể tích tuần hoàn, suy tim sung huyết nặng, hẹp động mạch chủ; sử dụng đồng thời các thuốc có ảnh hưởng tới hệ renin-angiotensin-aldosterone, tăng aldosterone nguyên phát; tăng kali máu.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Tăng kali máu (thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận), choáng váng, buôn nôn, nôn, mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế, đau khớp hoặc cơ.
Ít gặp: Tăng nhịp tim, đỏ bừng mặt, ho, tiêu chảy, khó tiêu, ợ nóng, rối loạn tình dục, đau ngực.
Liều và cách dùng
Tăng huyết áp: 150 mg/lần/ngày, có thể tăng lên 300 mg/ngày. Với người bệnh trên 75 tuổi, người bệnh đang lọc máu: 75 mg/lần/ngày.
Bảo vệ thận ở người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường type 2: 300 mg/lần/ngày.
Chú ý khi sử dụng
Phụ nữ có thai: D (FDA) (*), D (TGA) (**).
Phụ nữ cho con bú: Tránh dùng.
Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm D theo phân loại của FDA: Có bằng chứng liên quan đến nguy cơ đối với thai nhi trên người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể chấp nhận sử dụng thuốc trong thai kỳ khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ (ví dụ trong trường hợp đe dọa tính mạng hoặc trường hợp bệnh trầm trọng mà các thuốc an toàn hơn không thể sử dụng hoặc không hiệu quả).
(**) Nhóm D theo phân loại của TGA: Thuốc gây ra hoặc có thể gây ra dị tật hoặc những tổn thương không phục hồi trên thai nhi người.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, AMH, Micromedex, AHFS, Drug in Renal failure.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp
- Các bệnh lý gây suy tim thường gặp
- Phân biệt bệnh Tăng huyết áp và Tăng áp động mạch phổi
- Ngưng thở khi ngủ nguy hiểm thế nào?
- Người bị viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
- Bác sĩ tim mạch Vinmec tham gia nghiên cứu khoa học về tăng huyết áp với Đại học Massachusetts (Mỹ)
- Trẻ 4 tuổi bị viêm đa rễ dây thần kinh có thể điều trị không?
- Người bị tiểu đường thai kỳ nên uống sữa gì?
- Chỉ số huyết áp 134/90mmHg có phải tăng huyết áp không?
- Người cao tuổi bị béo phì, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ có nên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân không?