Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nang, viên nén: Neurontin 300 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Thuốc điều trị động kinh cấu trúc giống GABA
Chỉ định
Động kinh cục bộ có hoặc không kèm theo cơn toàn bộ thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi. Đau thần kinh ở người lớn.
Chống chỉ định
Quá mẫn với gabapentin.
Thận trọng
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Đang dùng morphine. Động kinh cơn vắng ý thức.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, mất điều hòa, run, nhìn đôi, rung giật nhãn cầu, giảm thị lực, mất trí nhớ, rối loạn tư duy, tăng huyết áp, giãn mạch, phù ngoại biên, khô miệng, tăng cân, phát ban. Ít gặp: Lú lẫn, loạn thần, giảm xúc giác, tiền đình, rối loạn chức năng tình dục. Hiếm gặp: Vàng da, rối loạn vận động, quá mẫn, nấc.
Liều và cách dùng
Uống.
Người lớn:
- Động kinh cục bộ: Ngày đầu tiên: 300 mg trước khi đi ngủ, có thể tăng dần lên 900 - 1800 mg chia 3 lần/ngày.
- Đau thần kinh: Khởi đầu 100 - 300 mg vào buổi tối, tăng dần theo đáp ứng sau mỗi 3 - 7 ngày, thường 1800 - 3600 mg chia 3 lần/ngày.
Trẻ em: Trẻ 3 - 12 tuổi: Động kinh cục bộ 10 mg/kg, ngày đầu tiên uống trước khi đi ngủ, tăng thêm 10 mg/kg/ngày theo đáp ứng, có thể tăng dần lên 25 - 35 mg/kg chia 3 lần/ngày.
Chú ý khi sử dụng
Khi dùng thuốc 3 lần/ngày, các lần uống thuốc không nên cách nhau quá 12 giờ. Không ngừng thuốc đột ngột, cần giảm liều dần dần trước khi ngừng thuốc.
Phụ nữ có thai: B1 (TGA) (*), C (FDA) (**).
Phụ nữ cho con bú: Thận trọng.
Cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm B1 theo phân loại của TGA: Thuốc được sử dụng trên số lượng giới hạn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật thai nhi hoặc gây bất kỳ ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp nào trên thai nhi được quan sát. Nghiên cứu trên động vật không thấy tăng nguy hại trên thai nhi.
(**) Nhóm C theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ trên thai nhi (quái thai, thai chết hoặc các tác động khác) nhưng không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, AMH, Uptodate.
- Nguyên nhân và các yếu tố gây cơn động kinh
- Lưu ý khi dùng thuốc chống động kinh
- Động kinh ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện
- Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em
- Phân loại các cơn động kinh
- Đánh giá hệ vận động như thế nào?
- Kiểm soát tình trạng co giật ở trẻ em bằng cách nào?
- Trẻ 3 tuổi bị co giật, mắt trợn trắng là do đâu?
- Bệnh động kinh ở trẻ cần khắc phục và chữa trị như thế nào?
- Chân tay co giật, sùi bọt mép là biểu hiện bệnh gì?