Dạng bào chế - biệt dược

Viên nén: Dilatrend 6,25 mg; 12,5 mg.

Nhóm thuốc – Tác dụng

Ức chế không chọn lọc alpha 1 và beta adrenergic.

Chỉ định

Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hỗ trợ suy tim mạn, suy thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp.

Chống chỉ định

Quá mẫn với các thành phần của thuốc, suy tim mất bù/không ổn định, suy gan nặng, block nhĩ thất độ 2, độ 3 chưa đặt máy tạo nhịp, nhịp tim quá chậm (< 50 lần/phút), hội chứng suy nút xoang (bao gồm block xoang nhĩ), sốc tim, hạ huyết áp nặng (HA tâm thu < 85mmHg), tiền sử co thắt phế quản hoặc hen.

Thận trọng

Suy tim sung huyết mạn tính, COPD, đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại vi, hội chứng Raynaud, nhiễm độc giáp, gây mê và phẫu thuật lớn, nhịp tim chậm, bệnh vảy nến, u tế bào ưa crom, đau thắt ngực Prinzmetal.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp, phù ngoại vi, tăng cân bất thường, tăng đường huyết, tiêu chảy, chóng mặt, rối loạn chức năng cương dương, mệt mỏi. Ít găp: Bất thường chức năng gan (có thể phục hổi khi dừng thuốc). Nghiêm trọng: Block nhĩ thất, SJS, TEN, hồng ban đa dạng, hen.

Liều và cách dùng

Nên uống cùng bữa ăn để giảm nguy cơ hạ huyết áp.

Người lớn:

- Tăng huyết áp, bệnh mạch vành: Khởi đầu 12,5 mg/ngày trong 2 ngày đầu, sau đó 25 mg/ngày. Nếu cần, tăng liều từ từ sau mỗi 2 tuần tới liều tối đa 50 mg/ngày (với tăng huyết áp) hoặc 50 mg × 2 lần/ngày (bệnh mạch vành)

- Suy tim mạn, ổn định, có triệu chứng: Khởi đầu 3,125 mg × 2 lần/ngày trong 2 tuần, tăng liều gấp đôi sau mỗi 2 tuần cho tới liều tối đa 25 mg × 2 lần/ngày (NB dưới 85 kg) hoặc 50 mg × 2 lần/ngày (NB trên 85 kg).

- Suy thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp: người bệnh bắt đầu dùng carvedilol từ ngày thứ 3 tới ngày 21 sau nhồi máu cơ tim. Khởi đầu 6,25 mg, theo dõi chặt chẽ trong ít nhất 3 giờ sau dùng thuốc, dò liều theo đáp ứng.

Trẻ em từ 2 - 18 tuổi: Phối hợp điều trị suy tim: Khởi đầu 50 microgam/kg (tối đa 3,125 mg) × 2 lần/ngày, tăng liều gấp đôi sau mỗi 2 tuần tới tối đa 350 microgam/kg (tối đa 25 mg) × 2 lần/ngày.

Chú ý khi sử dụng

Phụ nữ có thai: C (FDA) (*), C (TGA) (**).

Phụ nữ cho con bú: Tránh dùng.

Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.

(*) Nhóm C theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ trên thai nhi (quái thai, thai chết hoặc các tác động khác) nhưng không có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.

(**) Nhóm C theo phân loại của TGA: Thuốc, do tác dụng dược lý, gây ra hoặc có thể gây ra ảnh hưởng xấu có thể phục hồi trên thai nhi người hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, AMH, AHFS, BNFC, Drugs in renal falure, Lactmed.

Câu chuyện khách hàng Sử dụng thuốc an toàn