Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nén bao phim: Lipitor 10 mg, 20 mg, 40 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Thuốc hạ lipid máu - Nhóm ức chế HMG-coA.
Chỉ định
Điều trị tăng lipid máu đơn thuần hoặc phối hợp. Dự phòng trên người bệnh tăng huyết áp có nguy cơ tim mạch khác đi kèm.
Chống chỉ định
Quá mẫn với các thành phần của thuốc. Bệnh gan tiến triển dai dẳng, enzyme gan tăng cao gấp 3 lần giới hạn trên.Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
Thận trọng
Bệnh nặng kèm theo: Nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa do làm tăng nguy cơ bệnh cơ, tiêu cơ và suy thận. Tiền sử có bệnh lý cơ do dùng thuốc hạ lipid máu. Đang điều trị natri fusidate toàn thân, suy thận, suy gan, người bệnh cần phẫu thuật lớn, người cao tuổi (trên 65 tuổi), trẻ em, thiểu năng tuyến giáp không được điều trị.
Tác dụng không mong muốn
Thường nhẹ và thoáng qua.
Thường gặp: Viêm mũi họng, tăng đường huyết, đau họng-thanh quản; buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu; đau cơ xương; tăng enzyme gan, tăng CK (Creatinine kinase)
Hiếm gặp: Bệnh cơ, tiêu cơ, viêm gan, suy gan, viêm tụy, rụng tóc, phù mạch, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, rối loạn chức năng tình dục.
Liều và cách dùng
Dùng đường uống, nên uống vào buổi tối.
Người lớn: 10 - 80 mg/ngày. Tăng liều từ từ sau mỗi 4 tuần nếu cần thiết.
Trẻ em:
- 10 - 18 tuổi: Tăng lipid máu bao gồm tăng cholesterol máu: Khởi đầu 10 mg/ngày, tăng liều lên nếu cần sau ít nhất 4 tuần tới tối đa 20 mg/ngày (tối đa 80 mg/ngày với bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử).
- Dưới 10 tuổi: Không rõ hiệu quả và tính an toàn.
Chú ý khi sử dụng
Theo dõi enzyme gan và CK trong máu. Ngừng thuốc nếu enzyme gan tăng kéo dài trên 3 lần giới hạn thường; CK tăng trên 10 lần giới hạn trên; đau cơ kéo dài không giải thích được.
Phụ nữ có thai: D (TGA) (*), X (FDA) (**).
Phụ nữ cho con bú: Chống chỉ định.
Cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm D theo phân loại của TGA: Thuốc gây ra hoặc có thể gây ra dị tật hoặc những tổn thương không phục hồi trên thai nhi người.
(**) Nhóm X theo phân loại của FDA: Nghiên cứu trên động vật và trên người hoặc trên kinh nghiệm dùng thuốc cho phụ nữ có thai cho thấy có bất thường đối với thai nhi và nguy cơ này vượt trội lợi ích điều trị. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị có thai.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, AMH, BNFC.
- Nguy cơ bệnh tim ở người bị rối loạn lipid máu
- Biến chứng của rối loạn lipid máu
- Chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu
- Điểm mặt các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
- Có thể biết trước nguy cơ tim mạch 10 năm dựa trên những yếu tố nào?
- Khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam để kiểm soát lipid máu
- Tìm hiểu về các xét nghiệm lipid máu
- Dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn lipid máu
- Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol ?
- Các chỉ số BMI, huyết áp, đường huyết, cholesterol, Triglycerid ở người bình thường