Trật khớp cổ chân nên làm gì?

Cách chữa trật khớp chân tại nhà có đa dạng phương pháp để người bệnh giảm sưng và hỗ trợ quá trình hồi phục khi gặp phải tình trạng này. Trật khớp cổ chân là một trong những vấn đề phổ biến trong y tế, thường phát sinh do chấn thương với các triệu chứng điển hình là các cơn đau.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Lê Quang Minh - Trưởng Đơn Nguyên Khoa Ngoại Tổng Hợp - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Trật khớp cổ chân là gì?

Trật khớp là tình trạng mà mặt khớp hoặc đầu xương không duy trì tại vị trí bình thường, có thể là di chuyển hoàn toàn hoặc khác biệt một ít so với vị trí ban đầu.

Tình trạng trật khớp cổ chân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, với các triệu chứng ban đầu thường là đau có thể kèm theo dấu hiệu viêm khớp. Một trong các triệu chứng thường gặp nhất là viêm hoạt mạc khớp dưới sên sau khi bị tổn thương dây chằng khớp.

Vùng cổ chân chứa nhiều tĩnh mạch lớn nên chấn thương có thể dẫn đến sưng phù hoặc chảy máu. Mặc dù đau ít và không kéo dài, nhưng sưng cổ chân thường là lý do bệnh nhân tìm đến phòng khám.  

Trong trường hợp bị trật khớp cổ chân, người bệnh có thể nhận thấy biến dạng của khớp và sự hạn chế vận động trong các chuyển động như gập và duỗi, dáng đi không đều. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra biến chứng hoặc hỏng khớp. 

Trật khớp cổ chân gây vận động khó khăn cho người bệnh
Trật khớp cổ chân gây vận động khó khăn cho người bệnh

Tổn thương ở vùng cổ chân thường không bao gồm gãy xương mà là tổn thương mô mềm và dây chằng cổ chân. Tình trạng này được gọi là bong gân, việc cố định cổ chân là điều cần thiết để cho các dây chằng có thời gian hồi phục.

Hơn nữa, một điều quan trọng để xác định cách chữa trật khớp chân tại nhà hiệu quả là người bệnh cần phải phân biệt rõ giữa trật khớp và bong gân vì đây là hai tình trạng khác nhau cũng như yêu cầu phương pháp điều trị khác nhau.

Trong trường hợp trật khớp cổ chân, bệnh nhân thường không thể vận động cổ chân. Trong khi đó, nếu gặp trường hợp bong gân, cổ chân của bệnh nhân vẫn có thể vận động một phần. 

Trắc nghiệm: Trật khớp cổ chân nên làm gì?

Trật khớp cổ chân là một trong những tình trạng thường gặp trên lâm sàng, thường xảy ra do bị chấn thương cổ chân. Bệnh biểu hiện bằng dấu hiệu đau tại vùng chấn thương nhưng nếu không được xử lý không kịp thời, không đúng phương pháp sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Võ Sỹ Quyền Năng , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Võ Sỹ Quyền Năng
Võ Sỹ Quyền Năng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Cách chữa trật khớp chân tại nhà bệnh nhân có thể cân nhắc và các hướng điều trị  

Không chỉ riêng với trường hợp trật khớp cổ chân mà đối với mọi tình trạng bệnh lý khác, người bệnh cần tuân theo phác đồ cụ thể do bác sĩ đưa ra.

Khi gặp bệnh nhân mắc phải trật khớp cổ chân, nguyên tắc xử trí ban đầu là R - I - C - E sẽ thường được bác sĩ sử dụng, trong đó:

  • R (Rest): Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và hạn chế vận động cổ chân. Nếu được, bệnh nhân có thể sử dụng nẹp bảo vệ để giữ cho cổ chân không bị di chuyển quá mức. Người bệnh cần lưu ý không tự mình điều chỉnh khớp cổ chân vì điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như trật khớp và đau đớn nếu thực hiện sai cách.
  • I (Ice): Bệnh nhân có thể dùng túi đá hoặc gói lạnh để chườm lên vùng chấn thương.
  • C (Compression): Biện pháp sử dụng băng thun để băng ép từ bàn chân lên đến gối có thể giúp bệnh nhân giảm sưng nề. Người bệnh không được sử dụng chườm ấm hoặc nóng vì điều này có thể làm tăng tình trạng phù nề ở cổ chân. 
Xử trí trật khớp cổ chân
Xử trí trật khớp cổ chân
  • E (Elevation): Bác sĩ thực hiện kê chân bệnh nhân cao khoảng 10 - 20 cm để tăng lưu thông máu nhưng không nên kê quá cao để tránh làm tê chân do giảm lượng máu đến bàn chân.

Sau khi đã thực hiện các biện pháp xử trí ban đầu, bệnh nhân cần được đưa đi kiểm tra và chụp X-quang sớm để xác định chính xác tình trạng tổn thương và vị trí chính xác. Điều này giúp bác sĩ xác định liệu bệnh nhân bị trật khớp hay gãy xương và từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Trong thực tế, nhiều bệnh nhân tự xử trí bằng cách chữa trật khớp chân tại nhà, điều này không chỉ không hỗ trợ điều trị mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.  

Tình trạng trật khớp là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng và hậu quả.  Vì vậy, người bệnh cần thăm khám tại các bệnh viện để được điều trị một cách đúng đắn.

Quá trình điều trị trật khớp phụ thuộc vào mức độ và vị trí bị tổn thương, bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin trên để đưa ra các phương án điều trị phù hợp. Đối với trường hợp trật khớp cổ chân, bác sĩ có thể đề xuất một số biện pháp điều trị bao gồm:

  • Nắn chỉnh khớp sau khi tạo tê tại điểm tổn thương: Biện pháp này có thể gây tê tại chỗ, tê vùng hoặc thậm chí gây mê người bệnh. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định và tiến hành điều trị phù hợp.
  • Sử dụng dụng cụ bất động khớp sau khi nắn chỉnh: Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách bó bột hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, thời gian bất động có thể kéo dài tùy thuộc vào mức độ tổn thương và các yếu tố liên quan như tổn thương mềm, thần kinh và mạch máu.
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp sau khi loại bỏ dụng cụ bất động: Người bệnh sẽ bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng và đơn giản, sau đó dần dần tăng độ khó và cường độ tập luyện theo sức chịu đựng của bản thân. 
Bất động khớp sau nắn chỉnh bằng bó bột
Bất động khớp sau nắn chỉnh bằng bó bột

3. Nhận biết dấu hiệu trật khớp cổ chân

Tình trạng trật khớp cổ chân có thể gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, từ cơn đau dai dẳng đến những khó khăn trong việc vận động. Dưới đây là những dấu hiệu có thể xuất hiện khi trật khớp:

  • Sưng phù và bầm tím quanh vùng khớp.
  • Xuất huyết tại vị trí tổn thương.
  • Khó khăn trong việc cử động khớp mắt cá chân.
  • Giảm sức mạnh và khả năng vận động.
  • Biến dạng của khớp mắt cá chân. 
Áp dụng các cách chữa trật khớp chân tại nhà để xử lí tình trạng ban đầu
Áp dụng các cách chữa trật khớp chân tại nhà để xử lí tình trạng ban đầu

4. Các nguyên nhân gây trật khớp cổ chân

Trước khi dùng các cách chữa trật khớp chân tại nhà, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Trật khớp cổ chân xảy ra chủ yếu do các tổn thương tới xương và dây chằng, những nguyên nhân cụ thể có thể bao gồm:

  • Rơi ngã hoặc va chạm mạnh gây gãy hoặc lệch vị trí của xương cổ chân.
  • Tổn thương do hoạt động thể thao, gây nứt xương cổ chân hoặc rách dây chằng.
  • Rèn luyện thể chất quá mức.

Những nhóm người có nguy cơ cao bị trật cổ chân bao gồm:

  • Thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao.
  • Trải qua chấn thương như bong gân mắt cá chân, gãy chân hoặc trật khớp cổ chân.
  • Có cấu trúc mắt cá chân không bình thường từ khi sinh ra.
  • Mắc hội chứng Ehlers-Danlos, một tình trạng mà Collagen sản xuất không đúng cách dẫn đến da, mô và khớp yếu đuối.
  • Hút thuốc lá hoặc có thân hình béo phì.

5. Điều trị trật khớp chân bao lâu thì khỏi hẳn?

Cách chữa trật khớp chân tại nhà cần bao lâu để khỏi hoàn toàn sau khi bị trật cổ chân là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào hai yếu tố chính: mức độ nghiêm trọng của tổn thương và cách xử lý ban đầu.

Sau khi hoàn tất quá trình điều trị, việc phục hồi hoàn toàn chức năng của cổ chân thường mất từ 6 đến 12 tuần. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mức độ tổn thương ban đầu.

Nhìn chung, mặc dù trật khớp cổ chân không đe dọa tính mạng người bệnh, nhưng lại có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động hàng ngày.  

Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa trật khớp chân tại nhà để điều trị và ngăn chặn tác động tiêu cực đối với sức khỏe. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe