Tính chất công việc, luyện tập bận rộn, lịch thi đấu dày đặc của các vận động viên khiến họ dễ bỏ qua những bữa ăn dinh dưỡng, giấc ngủ ngon, thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và khám sức khỏe thường xuyên. Đây phần nào được coi là những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu calo, kinh nguyệt bất thường và xương yếu ở các nữ vận động viên.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu calo, rối loạn kinh nguyệt, xương yếu của các nữ vận động viên
3 tình trạng sức khỏe trên có mối liên quan với nhau và thường xuyên xảy ra ở các vận động viên nữ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
1.1 Thiếu hụt calo
Các nữ vận động viên không hấp thụ đủ calo để bù đắp cho những gì đã đốt cháy trong quá trình tập luyện sẽ dẫn đến thiếu hụt năng lượng. Tình trạng này nếu diễn ra trong một hoặc hai ngày sẽ không gây hại cho sức khỏe. Nhưng kéo dài liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu năng lượng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ thể.
Các thói quen như: bỏ bữa, quên bữa... có thể vô tình khiến các vận động viên nữ mắc phải tình trạng này. Một số nữ vận động khác lại có chế độ ăn uống kiêng khem khắt khe để có một thân hình như mong muốn hay người bị rối loạn ăn uống đều có nguy cơ bị thiếu hụt calo. Đây cũng là tiền đề dẫn đến hai tình trạng sức khỏe khác như: rối loạn kinh nguyệt và xương yếu.
1.2 Rối loạn kinh nguyệt
Khi cơ thể nữ giới thiếu hụt năng lượng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Việc sản xuất hormone bị ức chế sẽ dẫn đến chậm kinh, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Việc thiếu các hormon như estrogen có thể góp phần làm mất mật độ xương, thậm chí là vô sinh.
1.3 Yếu xương
Tuổi mới lớn là thời điểm quan trọng nhất để tích lũy khối lượng xương. Thiếu hụt calo, bao gồm cả các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương có thể làm gián đoạn quá trình hình thành xương ở thời điểm quan trọng này. Căng thẳng về thể chất và tinh thần khi luyện tập cường độ cao cũng gây ra những thay đổi trong sản xuất estrogen, hormone tăng trưởng và cortisol. Những gián đoạn này tương quan với giảm khối lượng xương. Xương yếu khiến các nữ vận động viên trẻ dễ bị gãy xương do căng thẳng và các chấn thương thể thao khác. Nếu các nữ vận động viên không đạt được khối lượng xương đầy đủ trong những năm, họ sẽ có nhiều nguy cơ bị xương yếu, loãng xương và gãy xương trong tương lai.
2. Đối tượng dễ mắc phải các tình trạng sức khỏe trên?
Không phải tất cả các nữ vận động viên thể thao trẻ tuổi đều mắc phải ba tình trạng sức khỏe trên. Nhiều vận động viên đã mắc phải một hoặc hai trong bộ ba tình trạng sức khỏe trên và mỗi người sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau, các kiểu phát triển theo thời gian. Ví dụ, tỷ lệ rối loạn ăn uống ở các vận động viên nữ đi kèm với thiếu hụt năng lượng có thể dao động từ 1%- 62%, tùy thuộc vào loại hình thể thao. Tỷ lệ rối loạn ăn uống sẽ xuất hiện cao hơn ở các vận động viên nữ có yêu cầu về ngoại hình gầy và mang tính thẩm mỹ như: khiêu vũ, trượt băng nghệ thuật.
Một số dấu hiệu cho thấy các nữ vận động trẻ tuổi đang có nguy cơ mắc phải một trong ba tình trạng sức khỏe trên như:
- Rối loạn ăn uống như ăn vô độ hoặc biếng ăn
- Bị ám ảnh bởi ngoại hình
- Gãy xương do căng thẳng
- Ăn kiêng thường xuyên
- Kinh nguyệt không đều
- Tập thể dục quá sức
3. Thực phẩm là chìa khóa để ngăn ngừa 3 tình trạng sức khỏe trên
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng kết hợp với chế độ tập luyện cân bằng là hai yếu tố quan trọng giúp các nữ vận động viên duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Thực phẩm là nhiêu liệu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và giúp bạn đạt được thành tích cao trong thi đấu.
Để làm được điều này, các bậc phụ huynh hoặc huấn luyện viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bé gái nhận thức được vấn đề. Ba mẹ có thể tìm kiếm một chuyên gia sức khỏe về tâm thần hoặc dinh dưỡng để hỗ trợ các nữ vận động viên trẻ tuổi.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng khác để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh chính là việc khám sức khỏe định kỳ. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai gói khám Sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Với gói khám trên khách hàng sẽ được kiểm tra sức khỏe thông qua các xét nghiệm máu, chức năng gan, thận, nước tiểu, đo huyết áp, chụp chiếu... Quy trình kiểm tra được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao kết hợp cùng các trang thiết bị máy móc hiện đại. Vì thế khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng về chất lượng thăm khám tại Vinmec.
Tóm lại các nữ vận động viên nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe, hạnh phúc và vai trò của họ trong cuộc sống hơn là thành tích thể thao. Điều này không chỉ khiến bạn thấy khỏe mạnh, vui vẻ mà còn hạn chế mắc được nhiều bệnh lý trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org