Thái độ tiêu cực làm tăng huyết áp

Thái độ tiêu cực khiến một số hormon ảnh hưởng đến nhịp tim, bao gồm cả epinephrine và norepinephrine. Khi lượng hormone này tăng lên sẽ khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn và làm co mạch máu của cơ thể khiến huyết áp tăng tạm thời.

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, cuối cùng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim. Huyết áp được xác định bằng cả lượng máu mà tim bạn bơm và lượng máu cản trở dòng chảy trong động mạch của cơ thể. Tim bơm máu càng nhiều cùng với động mạch càng hẹp thì huyết áp càng cao.

Huyết áp gồm có hai con số:

  • Áp suất tâm thu - số đầu tiên hoặc số trên được đo bằng áp lực trong động mạch khi tim đập.
  • Áp suất tâm trương - số thứ hai hoặc thấp hơn được đo bằng áp lực trong động mạch của cơ thể giữa các nhịp đập.

Bạn có thể gặp tình trạng huyết áp cao kéo dài trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Huyết áp cao không được kiểm soát có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau timđột quỵ.

Hầu hết những người bị huyết áp cao thường không xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng điển hình, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức nguy hiểm. Một số người bị huyết áp cao có thể bị đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam, nhưng những dấu hiệu, triệu chứng này không cụ thể và thường không xảy ra những dấu hiệu điển hình cho đến khi tình trạng huyết áp cao đã đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.


Thái độ tiêu cực khiến một số hormon ảnh hưởng đến nhịp tim,khiến huyết áp tăng tạm thời
Thái độ tiêu cực khiến một số hormon ảnh hưởng đến nhịp tim,khiến huyết áp tăng tạm thời

2. Thái độ tiêu cực có thể làm tăng huyết áp

Thái độ tiêu cực gây nên trạng thái căng thẳng có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu những thái độ xấu này diễn ra thường xuyên cũng tăng cao nguy cơ huyết áp cao trong thời gian dài.

Phản ứng của cơ thể với những thái độ tiêu cực sẽ khiến cơ thể sinh ra lượng hormone tăng đột biến. Những hormon này sẽ làm tăng huyết áp khiến cho tìm của cơ thể đập nhanh hơn, đồng thời các mạch máu bị thu hẹp. Một số hành vi tiêu cực đi kèm với thái độ xấu như lo âu, phiền muộn,... cũng tác động tới huyết áp như hút thuốc, uống rượu quá nhiều, ăn những thực phẩm không lành mạnh.

Mặc dù việc kiểm soát trạng thái tiêu cực không hoàn toàn giúp giảm huyết áp trong thời gian dài. Nhưng có kế hoạch ứng dụng các chiến lược quản lý cảm xúc (ví dụ như có chế độ ăn, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý) có thể giúp cải thiện sức khỏe, bao gồm cả chỉ số huyết áp.

Một số lựa chọn nên thực hiện khi có thái độ tiêu cực:

  • Hít thở sâu để thư giãn: Hoạt động hít thở sâu và chậm có thể giúp cho cơ thể được thư giãn khi ở trạng thái tiêu cực.
  • Luyện tập thể dục: Hoạt động thể chất có thể làm giảm bớt các căng thẳng, đồng thời giúp giảm đi các thái độ tiêu cực đang diễn ra. Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động thể dục, có thể bạn cần thêm tư vấn của bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe hiện tại.
  • Tập yoga và thiền giúp cơ thể được thư giãn tốt hơn. Kỹ thuật luyện tập này có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 5mmHg trở lên.
  • Chế độ ngủ nhiều hơn: Ngủ ít có thẻ khiến cho các vấn đề về thể trạng cũng như tâm thần có vẻ trở nên tồi tệ hơn.
  • Thay đổi quan điểm khi giải quyết vấn đề, đồng thời từ bỏ những xu hướng phàn nàn khiến tâm trạng đi theo hướng tiêu cực. Thừa nhận cảm xúc của tình huống để sau đó tập trung tốt hơn vào việc giải quyết vấn đề.

Tóm lại, căng thẳng mãn tính dẫn đến những thái độ tiêu cực trong công việc, cuộc sống và chỉ số huyết áp của cơ thể. Vì vậy, một kế hoạch ứng dụng các chiến lược quản lý cảm xúc (ví dụ như có chế độ ăn, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý) có thể giúp cải thiện sức khỏe, bao gồm cả chỉ số huyết áp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org, health.harvard.edu

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe