Phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh: Những điều cần biết

Phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh là vấn đề quan trọng giúp xác định hướng điều trị hiệu quả. Dị ứng và cảm lạnh có nhiều triệu chứng tương tự như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhưng nguyên nhân và cách xử trí lại hoàn toàn khác nhau. Việc nhận diện đúng, phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh giúp tránh nhầm lẫn, giảm nguy cơ biến chứng và tối ưu hóa quá trình điều trị.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Thục Thanh Huyền, chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch, tại Vinmec Times City.

1. Những triệu chứng chung khiến khó phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường gặp các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc đau rát họng. Tuy nhiên, các triệu chứng tương tự cũng có thể xuất hiện trong trường hợp dị ứng, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn thuốc giảm triệu chứng không kê đơn. Vì vậy, việc nhận biết rõ các dấu hiệu để phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh tại nhà sẽ hỗ trợ người bệnh xử lý đúng cách trước khi khám và được chẩn đoán từ bác sĩ. 

Triệu chứng chung của dị ứng với cảm lạnh là sổ mũi.
Triệu chứng chung của dị ứng với cảm lạnh là sổ mũi.

2. Phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh

Khi chỉ xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi và hắt hơi nhiều, việc xác định chính xác tình trạng bệnh là cảm lạnh hay dị ứng có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, không phải bệnh lý nào cũng biểu hiện đầy đủ và giống hệt nhau.

Dựa vào bảng bên dưới, người bệnh có thể sơ bộ xác định tình trạng bệnh của mình, phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh: 

 Cảm lạnhDị ứng
Nhức mỏi toàn thânThỉnh thoảngKhông
Ngứa, chảy nước mắt HIếm khi
Sổ mũi 
Sốt Thỉnh thoảngKhông
Hắt hơi Có 
Đau rát hoặc ngứa họngThỉnh thoảngThỉnh thoảng
Nghẹt mũi 
Cảm thấy mệt mỏiThỉnh thoảngThỉnh thoảng
HoThỉnh thoảngThỉnh thoảng

3. Phân biệt biểu hiện dị ứng với một số bệnh hô hấp khác

3.1 Bệnh cúm

Bệnh cúm thực chất có nhiều điểm tương đồng với cảm lạnh vì đều do virus gây ra và cùng xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, đau họng và ho. Tuy nhiên, cúm thường khởi phát nhanh và nặng hơn, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, kèm theo sốt cao kéo dài vài ngày. Ngược lại, biểu hiện dị ứng thường không gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như sốt hay đau cơ, mà chủ yếu qua các phản ứng nhẹ ở đường hô hấp và da.

3.2 Viêm xoang  

Để phân biệt triệu chứng viêm xoang và dị ứng, người bệnh cần quan sát kỹ các biểu hiện ở vùng hàm mặt và đặc điểm của nước mũi. Viêm xoang thường khiến nước mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh và hiếm khi gây chảy nước mắt. Bệnh nhân viêm xoang còn có thể bị sốt, đau đầu, đau nhức răng, hoặc hôi miệng. Ngược lại, dị ứng thường không gây ra các triệu chứng trên.  

3.3. Viêm phế quản

Triệu chứng thường gặp ở cả dị ứng và viêm phế quản là ho, tuy nhiên, người mắc viêm phế quản thường có tần suất ho nhiều hơn. Người bệnh viêm phế quản có thể xuất hiện tình trạng khạc ra chất nhầy trong, màu trắng, vàng hoặc xanh. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn trong việc thở, sốt, rét run và đau ngực.  

3.4. Viêm họng liên cầu khuẩn

Triệu chứng chính của viêm họng liên cầu khuẩn thường tập trung ở vùng miệng và cổ, bao gồm cảm giác đau họng, khó khăn và đau đớn khi nuốt, cùng với tình trạng amidan sưng và đỏ. Đôi khi, bệnh cũng có thể gây sốt, phát ban và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, đáng chú ý là viêm họng liên cầu khuẩn ít gây ra các triệu chứng như ho hoặc hắt hơi. 

Viêm họng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn gây ra, điều này không xảy ra ở dị ứng.
Viêm họng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn gây ra, điều này không xảy ra ở dị ứng.

3.5. Hen suyễn

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn thường gây nhầm lẫn do chung các tác nhân gây bệnh như bụi mạt nhà và phấn hoa. Cả hai bệnh này có thể được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, thường được gọi là “vắc-xin”. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng là hen suyễn thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực và có hiện tượng thở khò khè, điều này không thường thấy ở người mắc viêm mũi.

3.6. Viêm mũi không dị ứng

Đây là tình trạng dễ nhầm lẫn với dị ứng vì người bệnh thường bị hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi – những triệu chứng tương tự dị ứng. Tuy nhiên, viêm mũi không dị ứng thường do các tác nhân như ô nhiễm không khí, ăn đồ cay hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định gây ra. Điểm khác biệt là tình trạng này thường không đi kèm ngứa mắt hay ngứa họng như dị ứng.

4. Dị ứng theo mùa

Khi người bệnh gặp các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi và nghẹt mũi vào mùa xuân, đặc biệt khi tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng như phấn hoa theo mùa. Điều này càng có khả năng cao nếu mỗi năm, người bệnh lại xuất hiện những triệu chứng tương tự vào cùng thời điểm. Ngược lại, cảm lạnh và các bệnh hô hấp khác có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng thường phổ biến hơn vào mùa lạnh.

Tốc độ xuất hiện triệu chứng là một yếu tố quan trọng giúp phân biệt giữa dị ứng và các bệnh hô hấp khác như cảm lạnh. Đối với dị ứng, triệu chứng thường xuất hiện ngay lập tức sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, như phấn hoa. Trong khi đó, các triệu chứng của cảm lạnh thường không ngay lập tức mà phát triển từ từ, thường mất từ một đến ba ngày mới bắt đầu biểu hiện rõ ràng.

5. Thời gian kéo dài triệu chứng  

Sự khác biệt về thời gian kéo dài các triệu chứng là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa dị ứng và cảm lạnh. Với cảm lạnh, các triệu chứng thường kéo dài từ ba ngày đến một tuần và sau đó sức khỏe sẽ dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, có thể cảm lạnh đã biến chứng thành nhiễm trùng, khiến thời gian bệnh lâu hơn. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Đối với dị ứng, các dấu hiệu dị ứng sẽ tiếp tục kéo dài miễn là người bệnh vẫn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, nếu người bệnh dị ứng với lông động vật, họ nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi để giảm bớt các triệu chứng. Tương tự, nếu người bệnh dị ứng phấn hoa nhưng phải làm việc ngoài trời, họ cần có biện pháp phòng ngừa như đeo kính và khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi các phản ứng dị ứng.  

Phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh có thể dựa vào thời gian kéo dài triệu chứng.
Phân biệt biểu hiện dị ứng và cảm lạnh có thể dựa vào thời gian kéo dài triệu chứng.

6. Bị dị ứng nên làm gì?  

Khi bị dị ứng, biện pháp điều trị hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, một số yếu tố lại khó kiểm soát như phấn hoa trong môi trường, đặc biệt trong thời tiết khô và gió. Để giảm thiểu tiếp xúc với phấn hoa, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế ra ngoài trong những ngày thời tiết khô và gió mạnh.
  • Tránh chăm sóc vườn tược hoặc sân nhà vào mùa hè, khi lượng phấn hoa trong không khí tăng cao. Nếu cần, có thể nhờ hoặc thuê người khác thực hiện công việc này.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, nhất là trong những ngày có lượng phấn hoa cao, theo dõi bản tin thời tiết để biết được mức độ phấn hoa trong không khí.
  • Giữ cửa chính và cửa sổ đóng kín trong những ngày có nhiều phấn hoa trong không khí.
  • Dùng thuốc phòng ngừa dị ứng.

Nếu các biện pháp phòng ngừa không giúp cải thiện tình trạng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để tìm cách hết dị ứng hiệu quả hơn:

  • Thuốc kháng histamine như loratadine (Zyrtec) hoặc diphenhydramine.
  • Thuốc làm thông mũi như pseudoephedrine hoặc oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin®).
  • Thuốc kết hợp giữa kháng histamine và giảm đau như Actifed và Claritin-D.

Nếu các loại thuốc này không hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc đến việc sử dụng các mũi tiêm chống dị ứng. 

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi dùng thuốc, việc đến khám bác sĩ là điều cần thiết để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi dùng thuốc, việc đến khám bác sĩ là điều cần thiết để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trung tâm Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng tại bệnh viện Vinmec Times City được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, trung tâm cũng có các phương pháp đánh giá tình trạng đường thở hiệu quả. Đội ngũ bác sĩ tại đây giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong việc điều trị bằng liệu pháp miễn dịch và phương pháp giải mẫn cảm với các dị nguyên, nhằm mang lại phương pháp điều trị tối ưu và an toàn cho bệnh nhân. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe