Dị ứng phấn hoa là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là vào mùa hoa nở. Phản ứng dị ứng dị ứng với phấn hoa cũng như các dị nguyên khác xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các phân tử vô hại như phấn hoa, bọ nhà, nấm mốc ... bằng các sản sinh ra các kháng thể IgE tấn công các phân tử này và kích hoạt các tế bào mast và basophil sản xuất ra các chất trung gian hóa học. Từ đó gây nên các triệu chứng như ban đỏ, ngứa, hắt hơi, chảy mũi, co thắt phế quản và các triệu chứng khác của phản ứng dị ứng.
1. Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa
Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến. Phản ứng dị ứng phấn hoa xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các phân tử vô hại như phấn hoa, bọ nhà, nấm mốc ... bằng các sản sinh ra các kháng thể IgE tấn công các phân tử này và kích hoạt các tế bào mast và basophil sản xuất ra các chất trung gian hóa học như histamine, leukotrien,prostaglandin..... Các chất này có tác dụng gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết nhầy, gây ngứa ... gây nên các triệu chứng như ban đỏ, ngứa, phù mạch, tăng tiết dịch mũi, mắt, tăng tiết dịch phế quản...
Các loại phấn hoa gây dị ứng thường rất nhỏ với kích thước trung bình chỉ khoảng 25 micromet Phấn hoa từ cây cỏ, cây thụ phấn nhờ gió có khả năng gây dị ứng cao hơn các loại thựó thể bao gồm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sau khi tiếp xúc phấn hoa có thể lên cơ hen cấp gây suy hô hấp.
2. Triệu chứng của dị ứng phấn hoa
Histamin là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Hệ miễn dịch sản xuất ra histamin là kết quả của quá trình phản ứng dị ứng với phấn hoa thông qua kháng thể IgE. Mức độ histamin tiết ra phụ thuộc vào cơ địa, lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc với phấn hoa. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Ngứa rát họng
- Chảy nước mắt
- Ngứa, đỏ vùng mắt
- Thở khò khè, khó thở
- Ho liên tục
- Giảm khả năng cảm nhận mùi vị
Với những bệnh nhân có tiền sử hen và một số bệnh hô hấp khác nếu dị ứng với phấn hoa thường phản ứng sẽ nặng hơn, gây ra nhiều khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
3. Điều trị dị ứng phấn hoa
Tùy vào mức độ dị ứng mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như sau:
- Thuốc không kê đơn: Bạn có thể được đề nghị sử dụng một số loại thuốc co mạch dùng ngắn hạn, thuốc kháng histamine uống hoặc nước muối xịt rửa mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi và một số triệu chứng khác.
- Thuốc kê đơn: Nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống viêm, chống dị ứng xịt tại chỗ hoặc kết hợp thuốc chống viêm corticoid với các loại thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình giải phóng histamin gây dị ứng. Liệu pháp miễn dịch: Trong nhiều trường hợp nếu sẵn có có thể thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng với dị nguyên nhằm tạo dung nạp dài hạn với phấn hoa gây mẫn cảm
4. Phòng ngừa dị ứng phấn hoa
Phòng ngừa dị ứng phấn hoa bằng cách thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc với phấn hoa. Lời khuyên cho những người dị ứng phấn hoa vào mùa hoa nở như sau:
- Hạn chế trồng các loại cây cho hoa có khả năng gây dị ứng cao như một số loại cỏ tạo phấn, các loại cây bụi
- Đóng kín tất cả các cửa trong nhà
- Hạn chế phơi quần áo ngoài trời, thay vào đó có thể sử dụng máy sấy quần áo
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Hạn chế chăm sóc vườn
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, đệm, ít nhất mỗi tuần một lần
- Sử dụng điều hòa có bộ lọc không khí
Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc thuốc bạn dùng gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.