Những điều cần biết khi dùng Glucosamine cho người đau khớp

Glucosamine là một trong những lựa chọn phổ biến trong hỗ trợ điều trị viêm khớp, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu và tăng cường sức khỏe sụn khớp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng cần hiểu rõ các thông tin quan trọng và những lưu ý liên quan đến glucosamine. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về glucosamine thông qua bài viết dưới đây.

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

1. Vai trò của glucosamine trong điều trị viêm khớp

Trong gần 20 năm qua, chondroitin sulfateglucosamine sulfate đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Tại Việt Nam, glucosamine được xem là một loại thuốc điều trị viêm khớp thay vì chỉ là thực phẩm chức năng. Loại thuốc này thường được kê đơn với mục tiêu giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, việc dùng glucosamine để điều trị viêm thoái hóa khớp ở các khớp khác ngoài khớp gối không được khuyến cáo. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn của bệnh và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. 

Glucosamine không được khuyến cáo sử dụng để điều trị các loại thoái hóa khớp khác ngoài khớp gối.
Glucosamine không được khuyến cáo sử dụng để điều trị các loại thoái hóa khớp khác ngoài khớp gối.

2. Chọn lựa chế phẩm glucosamine

Glucosamine và các muối của glucosamine được sử dụng rộng rãi dưới dạng sản phẩm được cấp phép hoặc thực phẩm hỗ trợ sức khỏe trong điều trị viêm khớp. Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm kết hợp glucosamine với các thành phần khác như chondroitin, vitamin, khoáng chất và dược liệu. Các sản phẩm glucosamine đôi khi cũng được mua hoặc biếu tặng dưới dạng hàng xách tay từ nước ngoài. Do sự đa dạng về nhà sản xuất, dạng bào chế và hàm lượng glucosamine trong các chế phẩm, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Glucosamine và các muối của glucosamine được dùng khá rộng rãi trong các bệnh viêm xương khớp.
Glucosamine và các muối của glucosamine được dùng khá rộng rãi trong các bệnh viêm xương khớp.

Glucosamine trên thị trường có 3 dạng chính: Glucosamine sulfat, glucosamine hydrochlorid và N-acetylglucosamine. Trong đó, dạng muối glucosamine sulfat được nghiên cứu và sử dụng phổ biến nhất và được cho là mang lại hiệu quả tích cực. Hai dạng glucosamine còn lại chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng, nên người tiêu dùng cần chú ý thông tin này trên nhãn sản phẩm khi lựa chọn.

3. Sử dụng glucosamine thế nào cho đúng?

Hàm lượng glucosamine trong các chế phẩm trên thị trường rất đa dạng. Trong hầu hết các nghiên cứu, liều dùng thường là 1200 – 1500 mg glucosamine mỗi ngày. Nếu kết hợp với chondroitin, liều khuyến nghị là 1200 mg/ngày. Một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ khi uống, vì vậy glucosamine nên được dùng cùng hoặc ngay sau bữa ăn để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.

Ở nhiều quốc gia, glucosamine được xếp vào nhóm thuốc tác dụng chậm cải thiện triệu chứng viêm khớp (SYSADOA) và thuốc điều chỉnh tiến triển bệnh viêm khớp (DMOAD). Hiện nay, glucosamine và chondroitin là hai loại SYSADOA được sử dụng phổ biến nhất để giảm triệu chứng viêm khớp. Vì thuộc nhóm thuốc tác động chậm, nên hiệu quả của glucosamine có thể cần từ 2-3 tháng sử dụng liên tục để phát huy rõ rệt.

Sử dụng glucosamine theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế. Không dùng sản phẩm với liều cao hơn khuyến cáo và không kết hợp các dạng glucosamine khác nhau cùng lúc mà không có sự tư vấn của bác sĩ. 

Bệnh nhân nên sử dụng Glucosamine điều trị viêm khớp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân nên sử dụng Glucosamine điều trị viêm khớp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Việc dùng đồng thời nhiều chế phẩm chứa glucosamine có thể làm tăng nguy cơ quá liều. Glucosamine cũng có thể gây ra kết quả bất thường trong xét nghiệm đường huyết. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này.

4. Sử dụng glucosamine có an toàn không?

Nghiên cứu cho thấy glucosamine thường được dung nạp tốt và an toàn nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Khi dùng bằng đường uống, các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón và đau/nhạy cảm ở vùng thượng vị. Các triệu chứng này có thể giảm nếu glucosamine được uống cùng hoặc s

Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất của glucosamine bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng.
Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất của glucosamine bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng.

Một số tác dụng phụ khác có thể gặp gồm đau đầu, buồn ngủ, mất ngủ, cũng như các phản ứng trên da như đỏ và ngứa. Một số báo cáo nghiêm trọng đáng chú ý đã ghi nhận liên quan đến glucosamine bao gồm phản ứng phản vệ, sốc phản vệ và trụy tuần hoàn, độc tính trên gan, tăng men gan và tăng đường huyết.

5. Uống glucosamine có gây hại cho thận không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc sử dụng glucosamine gây hại cho thận. Tuy nhiên, glucosamine là một loại thực phẩm chức năng, có chứa thành phần hóa dược, chất bảo quản và các chất hỗ trợ khác. Do đó, người dùng nên hạn chế sử dụng trong khoảng 3 đến 6 tháng. Nếu bệnh nhân đang gặp các vấn đề về thận, cần thận trọng khi dùng glucosamine và nên theo dõi, kiểm tra chức năng thận thường xuyên.

6. Phương pháp điều trị viêm khớp khác  

Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một phương pháp mới được áp dụng trong điều trị viêm khớp, mang lại hiệu quả cao, an toàn và lâu dài, đem đến nhiều hy vọng cho người bệnh. So với các phương pháp truyền thống như dùng thuốc hoặc phẫu thuật (nội soi hay mổ mở trong trường hợp nặng), PRP được đánh giá cao về độ an toàn vì sử dụng máu tự thân từ người bệnh, giúp giảm đau nhanh chóng tới 80-90%. Thêm vào đó, quá trình điều trị nhẹ nhàng và chi phí hợp lý đã làm cho PRP ngày càng trở nên phổ biến.

Tóm lại, glucosamine có khả năng điều trị viêm khớp hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý đến dạng bào chế, hàm lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Đảm bảo dùng glucosamine đủ liều lượng và thời gian là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả tối ưu. Khi lựa chọn các chế phẩm chứa glucosamine, nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí và hiệu quả điều trị. Lưu ý rằng, ở Việt Nam, glucosamine được xem là thuốc điều trị, do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị chuyên sâu về điều trị các chấn thương và bệnh lý liên quan đến hệ cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên sâu trong phẫu thuật và điều trị các bệnh lý như:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo.
  • Thay khớp háng, khớp gối, khuỷu tay.
  • Thay khớp vai đảo ngược và các khớp nhỏ của bàn ngón tay – lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
  • Phẫu thuật nội soi khớp để tái tạo và sửa chữa tổn thương dây chằng, sụn chêm.
  • Điều trị ung thư xương, u xương và mô mềm của hệ vận động.
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học Thể thao.
  • Phân tích vận động nhằm chẩn đoán, theo dõi và nâng cao thành tích cho vận động viên, đồng thời chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân.

Trung tâm áp dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến trong điều trị viêm khớp như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D ứng dụng xương khớp nhân tạo với vật liệu mới và kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng robot.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe