Liệu pháp PRP điều trị tổn thương cơ, xương, phần mềm do tai nạn và chơi thể thao

Bài viết bởi ThS. Nguyễn Đắc Tú, Trưởng nhóm Đánh giá Chất lượng Sản phẩm và ThS. Phạm Thị Thanh, Chuyên viên Đánh giá Chất lượng Sản phẩm - Trung tâm Công nghệ cao Vinmec

Huyết tương giàu tiểu cầu đã được ứng dụng điều trị trong nhiều lĩnh vực y học khác nhau và đã đem lại những tín hiệu rất khả quan. Từ những lợi ích đó, điều trị tổn thương cơ, xương, phần mềm do tai nạn và chơi thể thao bằng liệu pháp PRP ( huyết tương giàu tiểu cầu) ngày càng được quan tâm nhiều hơn nữa.

1. Chấn thương xương khớp và mô mềm do tai nạn và chơi thể thao

Theo WHO, chấn thương xương khớp là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cơn đau kéo dài, gây tàn tật, ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần cho hàng triệu người trên thế giới. Theo thống kê khoảng 100 triệu ca chấn thương xương khớp xảy ra hàng năm trên toàn thế giới, trong đó có 30-50% là các tổn thương gân và dây chằng. Chấn thương xương khớp do nhiều nguyên nhân như: tai nạn giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày hay trong quá trình chơi thể thao.

Chấn thương mô mềm cấp tính liên quan đến thể thao là kết quả của các chấn thương đơn lẻ như căng cơ, bong gân hoặc rách dây chằng. Tổn thương mô mềm mãn tính thường là kết quả của quá trình vận động cơ học, ban đầu là những biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến viêm và dần dần phát triển thành các bệnh lý về gân (viêm gân chóp xoay, viêm gân Achilles).

XEM THÊM: Huyết tương giàu tiểu cầu: Phương pháp điều trị đau tận gốc, an toàn, nhanh chóng

2. Phương pháp điều trị

Chấn thương xương khớp không chỉ gây đau đớn cho chính bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số phương pháp điều trị như: RICE, vật lý trị liệu, tiêm corticosteroid hay phẫu thuật can thiệp. Theo đó, các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích an toàn, hiệu quả để giúp bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường.

Gần đây, cùng với sự tiến bộ trong y sinh và công nghệ sinh học, các phương pháp điều trị tổn thương xương khớp sử dụng liệu pháp tế bào, công nghệ mô hay ứng dụng các sản phẩm máu tự thân để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tái tạo mô, kích thích sự tăng sinh, di chuyển và biệt hóa của nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào tạo xương. Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong điều trị tổn thương cơ xương khớp, đặc biệt là những chấn thương liên quan đến thể thao ngày càng được quan tâm nhiều hơn.


Liệu pháp PRP được ứng dụng trong điều trị tổn thương cơ xương khớp
Liệu pháp PRP được ứng dụng trong điều trị tổn thương cơ xương khớp

3. Liệu pháp điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Rất nhiều người băn khoăn thắc mắc không biết liệu pháp PRP phương pháp PRP có tốt không? Thực tế, Huyết tương giàu tiểu cầu (platelet rich plasma – PRP) là sản phẩm máu tự thân có chứa hàm lượng tiểu cầu cao hơn nhiều lần lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Hạt α trong tiểu cầu chứa một lượng lớn các protein và các nhân tố tăng trưởng quan trọng không những có vai trò đông máu mà còn tham gia vào quá trình chữa lành vết thương, tái tạo mô, tổng hợp collagen.

Quá trình phân tách PRP rất đơn giản nhưng đòi hỏi các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng cao. Vì PRP được phân tách từ máu tự thân nên nó an toàn, không gây đáp ứng miễn dịch và giảm thiểu tối đa các nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan B,C). Do đó, liệu pháp PRP đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học khác nhau như: thẩm mỹ (trẻ hóa da mặt, cải thiện sắc tố da, điều trị sẹo), nha khoa, phẫu thuật chỉnh hình, sản – phụ khoa. Hiện nay, liệu pháp PRP đang là một trong những liệu pháp hiệu quả trong điều trị tổn thương cơ xương khớp, đặc biệt là các chấn thương nghiêm trọng có liên quan đến thể thao bao gồm:

  • Tổn thương cơ
  • Tổn thương gân (Viêm gân Achilles, Viêm lồi cầu ngoài khuỷu tay)
  • Tổn thương dây chằng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City – Đơn vị hàng đầu ứng dụng dùng liệu pháp điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Cơ xương khớp, đồng thời họ cũng là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị các tổn thương về cơ, gân, dây chằng, khớp. Trong giai đoạn 2018 – 2020, Vinmec đã thực hiện điều trị bằng PRP cho gần 1000 trường hợp, với kết quả hài lòng khách hàng sau điều trị đạt hơn 90%. Sản phẩm PRP tại Vinmec được điều chế trong hệ thống phòng sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 14644-1, quy trình điều chế sử dụng hệ thống máy móc hiện đại được sản xuất theo quy trình ISO 13485, kit PRP đạt tiêu chuẩn CE - IVD. Vì thế, có thể khẳng định liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu đang được cung cấp bởi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là sản phẩm có tính an toàn và hiệu quả tốt nhất tại Việt Nam hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. Woolf A.D, Pfleger B, (2003). Burden of major musculoskeletal conditions. Bull World Health Organ. 81, 646-656.
  2. Beiner J.M, Jokl P, (2001). Muscle contusion injuries:current treatment options. J Am Acad Orthop Surg. 9, 227-237.
  3. Jarvinen T.A, Aarimaa V, et al (2007). Muscle injuries: optimizing recovery. Best Pract Res Clin Rheumatol. 21, 317-331.
  4. Hamid M.S, Mohamed Ali M.R, et al (2014). Platelet rich plasma injections for the treatment of hamstring injuries: a randomized controlled trial. Am J Sports Med. 42, 2410-2418
  5. Reurink G, Goudswaard G.J, et al (2014). Platelet rich plasma injections in acute muscle injury. N Engl J Med. 370, 2546-2547.
  6. Sanchez M, Anitua E, et al (2009). Platelet rich plasma therapies in the treatment of orthopaedic sport injuries. Sports Med. 39(5), 345-354.
  7. Anitua E, Sanchez M, et al (2007). Reciprocal actions of platelet secreted TGF-beta1 on the production of VEGF and HGF by human tendon cells. Plast Reconstr Surg. 119(3), 950-959.
  8. Mishra A, Pavelko T, (2006). Treatment of chronic elbow tendinosis with buffered platelet rich plasma. Am J Sports Med. 34(11), 1774-1778.
  9. Peerbooms J.C, Sluimer J, et al (2010). Possitive effect of an autologous platelet concentrate in lateral epicondylitis in a double-blind randomized controlled trial: platelet rich plasma versus corticosteroid injection with a 1 year follow up. Am J Sports Med. 38(2), 255-262.
  10. Kon E, Filardo G, et al (2009). Platelet rich plasma: new clinical application: a pilot study for treatment of jumper’s knee. Injury. 40(6), 598-603.
  11. Everts P.A, Devilee R.J, et al (2008). Exogenous application of platelet – leukocyte gel during open subacromial decompression contributes to improved patient outcome: a prospective randomized double-blind study. Eur Surg Res. 40(2), 203-210.
  12. Foster T.E, Puskas B.L, et al (2009). Platelet rich plasma: from basic science to clinical applications. Am J Sport Med. 37, 2259-2272.
  13. Radice F, Yanez R, et al (2010). Comparison of magnetic resonance imaging findings in anterior cruciate ligament grafts with and without autologous platelet-derived growth factors. Arthroscopy. 26(1), 50-57.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe