Lầm tưởng về hệ tiêu hoá và những sự thật cần biết

Lầm tưởng về hệ tiêu hóa là nguyên nhân khiến nhiều người hiểu sai và gây ra những lo lắng không cần thiết về sức khỏe bản thân. Một ví dụ điển hình cho quan niệm sai lầm là kẹo cao su phải mất nhiều năm mới có thể tiêu hóa. Thực tế, đây chỉ là một trong nhiều hiểu lầm phổ biến về hoạt động của hệ tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để hiểu đúng và có cái nhìn khoa học hơn về cách hệ tiêu hóa thực sự vận hành.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Vũ Huy Bình - Bác sĩ Nội soi tiêu hoá - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1.Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa là một hệ thống cơ quan quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hệ tiêu hóa được chia thành hai phần chính:

1.1. Ống tiêu hóa

Ống tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan rỗng kéo dài từ miệng đến hậu môn, bao gồm các bộ phận như: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (đại tràng), trực tràng và hậu môn. Các cơ quan này phối hợp thực hiện các giai đoạn của quá trình tiêu hóa, từ việc nghiền nát và phân giải thức ăn thành dưỡng chất đến bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể.

1.2. Hệ thống hỗ trợ tiêu hóa

Hệ thống hỗ trợ tiêu hóa bao gồm gan, túi mật và tuyến tụy. Các cơ quan này đóng vai trò sản xuất các chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa như tiết ra các enzym tiêu hóa, hỗ trợ phân giải protein, carbohydrate và chất béo.

Những cơ quan này phối hợp nhịp nhàng với ống tiêu hóa để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, từ đó cơ thể có thể hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng cũng như đào thải các chất cặn bã một cách hợp lý.

2. Những lầm tưởng về hệ tiêu hoá phổ biến

2.1 Lầm tưởng về hệ tiêu hóa: Kẹo cao su mất nhiều năm để tiêu hóa

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến là kẹo cao su sẽ lưu lại trong đường tiêu hóa suốt nhiều năm nếu vô tình nuốt phải. Sự thật là, mặc dù kẹo cao su không tan trong miệng và dạ dày không có khả năng phân hủy các thành phần của loại kẹo cao su, nhưng điều này không có nghĩa là loại kẹo này sẽ bị "kẹt" trong cơ thể suốt nhiều năm.

Hệ tiêu hóa vẫn xử lý kẹo cao su tương tự như các loại thực phẩm không tiêu hóa được khác. Sau khi đi qua dạ dày và ruột, kẹo cao su sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài qua phân trong vòng vài ngày mà không gây hại hay tồn đọng lâu dài trong đường tiêu hóa.

2.2 Ăn thực phẩm cay nóng gây loét dạ dày

Trước đây nhiều người cho rằng việc ăn thực phẩm cay nóng là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y học, phần lớn các trường hợp loét niêm mạc dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc do sử dụng lâu dài các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen.

Mặc dù thực phẩm cay có thể gây khó chịu hoặc đau dạ dày ở một số người, đặc biệt là những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nhưng đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra loét dạ dày.

2.3  Nhấc vật nặng gây thoát vị

Nhiều người tin rằng việc nâng vật nặng là nguyên nhân chính gây thoát vị. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số các yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị chứ không phải là nguyên nhân duy nhất. Thoát vị còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như táo bón kéo dài, ho mãn tính hoặc các tình trạng làm tăng áp lực trong ổ bụng.

Thoát vị xảy ra khi có áp lực tác động lên điểm yếu hoặc lỗ hổng trong cơ thành bụng, khiến các cơ quan nội tạng hoặc mô mỡ bị đẩy ra ngoài qua khu vực yếu này. Các vị trí thoát vị thường gặp bao gồm vùng bẹn, rốn, háng hoặc phần trên của dạ dày.

2.4 Chỉ người nghiện rượu mới mắc xơ gan

Nhiều người lầm tưởng về hệ tiêu hoá và cho rằng xơ gan chỉ xảy ra ở những người nghiện rượu. Tuy nhiên, mặc dù việc lạm dụng rượu là một nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan ( tình trạng xảy ra khi mà các tế bào gan bị tổn thương và thay thế bằng mô sẹo) nhưng vẫn còn nhiều yếu tố khác góp phần gây bệnh. Viêm gan Bviêm gan C là hai nguyên nhân gây tổn thương gan, dẫn đến xơ gan

Một trong những lầm tưởng về hệ tiêu hoá là chỉ người nghiện rượu mới mắc xơ gan.
Một trong những lầm tưởng về hệ tiêu hoá là chỉ người nghiện rượu mới mắc xơ gan.

Ngoài ra, không phải tất cả người uống nhiều rượu đều sẽ mắc xơ gan, dù việc sử dụng rượu lâu dài chắc chắn có thể gây tổn thương gan.

2.5 Những loại hạt có vỏ gây viêm túi thừa đại tràng

Trước đây, các bác sĩ thường khuyến cáo những người mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng (tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng các túi nhỏ hình thành trong thành đại tràng) tránh ăn các loại hạt có vỏ, ngô, bỏng ngô và những thực phẩm chứa hạt nhỏ như dâu tây, vì lo ngại các mảnh vụn có thể mắc kẹt trong túi thừa, gây đau hoặc viêm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh đó là một lầm tưởng về hệ tiêu hoá và bác bỏ quan niệm này. Thực tế, chế độ ăn giàu chất xơ gồm các loại hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa.

2.6 Đậu là nguyên nhân chính gây đầy hơi

Một trong những lầm tưởng về hệ tiêu hoá phổ biến cho rằng đậu là nguyên nhân chính gây đầy hơi. Tuy nhiên, thực tế các sản phẩm từ sữa bò mới là thủ phạm hàng đầu, đặc biệt ở người trưởng thành và lớn tuổi do khả năng tiêu hóa lactose (đường sữa) bị suy giảm theo thời gian.

Để giảm tình trạng đầy hơi do sữa, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm không chứa lactose hoặc sử dụng men lactase trước khi tiêu thụ thực phẩm từ sữa bò.

2.7 Người mắc bệnh không dung nạp lactose phải hoàn toàn kiêng sữa

Một quan niệm, lầm tưởng về hệ tiêu hoá khác là những người mắc bệnh không dung nạp lactose phải tuyệt đối tránh xa các sản phẩm từ sữa. Thực tế, khả năng dung nạp lactose ở mỗi người có sự khác biệt. Một số người có triệu chứng khó chịu ngay cả khi chỉ uống một ly sữa, trong khi những người khác có thể tiêu thụ đến hai ly mà không gặp vấn đề. 

Một trong những lầm tưởng về hệ tiêu hoá là người mắc bệnh không dung nạp lactose phải hoàn toàn kiêng sữa.
Một trong những lầm tưởng về hệ tiêu hoá là người mắc bệnh không dung nạp lactose phải hoàn toàn kiêng sữa.

Ngoài ra, một số loại sản phẩm từ sữa có thể được hệ tiêu hóa dung nạp tốt hơn. Ví dụ, sữa chua hoặc kem đôi khi không gây triệu chứng, trong khi sữa tươi lại khó tiêu hóa hơn. Các loại phô mai lâu năm như phô mai Thụy Sĩ hoặc Cheddar, thường chứa ít lactose hơn và dễ tiêu hóa hơn. Việc thử nghiệm và theo dõi chặt chẽ để xác định loại sản phẩm từ sữa phù hợp và liều lượng an toàn cho cơ thể là điều cần thiết.

2.8 Hút thuốc lá giúp giảm chứng ợ nóng

Một số người tin rằng hút thuốc lá có thể làm giảm tình trạng ợ nóng, nhưng điều này hoàn toàn là một lầm tưởng về hệ tiêu hoá. Nicotine trong thuốc lá làm giãn cơ vòng thực quản dưới – bộ phận chịu trách nhiệm ngăn không cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ này bị giãn, tình trạng axit trào ngược có nguy cơ xảy ra nhiều hơn, làm tăng biểu hiện ợ nóng và các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

2.9 Lão hóa là nguyên nhân chính gây táo bón

Táo bón thường được cho là do quá trình lão hóa, nhưng đây chỉ là một quan niệm sai lầm. Thực tế, táo bón ở người lớn tuổi thường liên quan đến các yếu tố như: sử dụng một số loại thuốc (như thuốc giảm đau, thuốc huyết áp), ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ và uống không đủ nước. Điều chỉnh lối sống, tăng cường vận động và bổ sung chất xơ cùng với nước uống đầy đủ là cách hiệu quả để phòng ngừa, điều trị táo bón, thay vì chỉ quy kết do tuổi tác. 

Có rất nhiều yếu tố góp phần gây táo bón ở người lớn tuổi như chế độ ăn ít chất xơ.
Có rất nhiều yếu tố góp phần gây táo bón ở người lớn tuổi như chế độ ăn ít chất xơ.

2.10 Chất xơ không giúp ích cho bệnh tiêu chảy

Mọi người thường biết đến chất xơ như một biện pháp hỗ trợ điều trị táo bón, nhưng ít ai nhận ra rằng chất xơ cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Quan niệm, lầm tưởng về hệ tiêu hoá rằng chất xơ không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy là một lầm tưởng phổ biến. Thực tế, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa độ đặc của phân, hoạt động theo hai cơ chế khác nhau:

  • Đối với tình trạng táo bón: Chất xơ giúp ruột già kéo nước vào phân, làm mềm phân và hỗ trợ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Đối với tình trạng tiêu chảy: Chất xơ hấp thụ bớt lượng nước dư thừa trong đường ruột, giúp phân trở nên đặc hơn, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy.

Do đó, việc bổ sung chất xơ một cách hợp lý không chỉ cải thiện táo bón mà còn hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát tiêu chảy, góp phần duy trì sức khỏe đường tiêu hóa. 

Bổ sung chất sơ khi mắc các bệnh tiêu hóa là cách tối ưu để thuyên giảm các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.
Bổ sung chất sơ khi mắc các bệnh tiêu hóa là cách tối ưu để thuyên giảm các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.

2.11 Tự nhận biết được khi mắc ung thư đại tràng

Một lầm tưởng về hệ tiêu hoá nguy hiểm khác là nghĩ rằng bản thân sẽ biết nếu mắc ung thư đại tràng. Thực tế, ung thư đại tràng thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn muộn - khi việc điều trị trở nên phức tạp và ít hiệu quả hơn.

Do đó, việc tầm soát định kỳ là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những người có nguy cơ trung bình. Hầu hết các khuyến cáo y khoa đề nghị bắt đầu tầm soát ung thư đại tràng từ 50 tuổi. Các phương pháp tầm soát thường bao gồm:

Xét nghiệm phân hàng năm để kiểm tra sự hiện diện của máu ẩn trong phân.

Việc lựa chọn phương pháp tầm soát nên được thực hiện sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân. Phát hiện sớm ung thư đại tràng không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ