Mổ thoát vị đĩa đệm là một phương án được điều trị bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều cần thực hiện phẫu thuật. Hãy cùng tìm hiểu khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm thông qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh xảy ra khi nhân nhầy ở đĩa đệm cột sống không còn ở vị trí của nó. Sau khi nhân nhầy đi ra ngoài vị trí trong vòng sợi sẽ làm tăng chèn ép ống sống cùng rễ thần kinh. Trong y học giải phẫu, các nhà khoa học đã phát hiện vết đứt và rách ở vòng sợi của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Theo nghiên cứu lâm sàng tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau thắt lưng hông thường gặp.
Xu hướng mắc bệnh này ở dân số ngày càng trẻ hóa trong nhóm tuổi 20 đến 55. Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường phát hiện ở giai đoạn muộn khiến tình trạng nghiêm trọng khó điều trị dứt điểm. Nếu không tìm hiểu và nhận định đúng về tình trạng bạn sẽ có thể bị tái phát sau khi chữa khỏi và không thể dứt điểm với căn bệnh này. Điểm đáng chú ý là ở lần tái phát tình trạng sẽ nặng hơn và dần nghiêm trọng. Nếu kéo dài có thể khiến bệnh nhân mất luôn khả năng vận động.
Theo những nghiên cứu hiện nay, bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm cần phát hiện ở giai đoạn sớm. Lúc này bệnh mới chớm nên thường sẽ dễ cải thiện hơn. Đặc biệt sau khi điều trị, nguy cơ biến chứng và tái phái của bệnh nhân mới bước vào giai đoạn đầu thường thấp hơn ở giai đoạn sau.
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bệnh này như sau:
- Người lao động thường xuyên mang vác nặng trong thời gian dài.
- Người nâng đỡ vật sai tư thế hoặc vật có trọng lượng lớn.
- Bệnh nhân cao tuổi rối loạn chức năng cơ thể dẫn đến đĩa đệm và cột sống giảm chất lượng.
- Người bệnh từng gặp phải chấn thương hay tai nạn ảnh hưởng cột sống hoặc thần kinh
- Thoái hóa đĩa đệm do thời gian và tuổi tác.
- Bệnh nhân béo phì hoặc phụ nữ mang thai có cân nặng vượt khả năng nâng đỡ của cơ xương
- Bệnh lý bẩm sinh suy giảm chức năng và sức khỏe của cơ, cấu trúc đĩa đệm hay cột sống.
2. Triệu chứng sớm của thoát vị đĩa đệm
- Đau lưng
- Đau vùng thắt lưng
- Đau cứng cơ vùng lưng
- Tê bì kéo dài từ lưng lan xuống mông
- Tê bì kéo dài đến vùng chân
- Cơn đau bất chợt không rõ nguyên nhân
- Giảm khả năng đi lại
- Giảm khả năng vận động
- Teo cơ
- Phản xạ chậm lại và kém đi
- Rối loạn khả năng đại tiện và tiểu tiện
- Suy giảm khả năng sinh sản
3. Khi nào cần đi khám thoát vị đĩa đệm
- Cơn đau lưng kéo dài từ 1 tuần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cùng khả năng vận động
- Đau lưng khó chịu kéo dài đặc biệt sau khi người bệnh mới bị chấn thương hoặc ngã
- Mất ngủ hoặc tỉnh dậy giữa đêm do cơn đau đánh thức
- Giảm cân, đau nhức kéo dài không tìm ra nguyên nhân
4. Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?
Người bệnh có thể được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong trường hợp không còn phương án ít xâm lấn tốt hơn. Vì thế, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong các trường hợp như:
- Bệnh nhân đã trải qua điều trị nội khoa khoảng 5 - 8 tuần không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc thất bại.
- Chèn ép lên các dây thần kinh chuyển qua giai đoạn cấp tính.
- Bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm được phát hiện bị rách bao xơ, khối thoát vị di chuyển xa khỏi đĩa đệm.
Ngoài những trường hợp được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm, bạn có thể không may sẽ rơi vào trường hợp cần phẫu thuật ở diện cấp cứu. Những phương pháp can thiệp cấp cứu thường là nguy cấp có tính ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế bạn cần chú ý những trường hợp chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cấp cứu:
- Cơn đau kéo dài khiến người bệnh đau đớn không thể chịu nổi
- Các loại thuốc giảm đau không có tác dụng với bệnh nhân
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm bị liệt
- Xuất hiện hội chứng yên ngựa
Thoát vị đĩa đệm làm giảm trương lực cơ khiến một số rễ thần kinh có nguy cơ tê liệt. Khi tín hiệu phát ra sẽ làm giảm khả năng vận động của cơ và ảnh hưởng đến ống sống. Biểu hiện rõ nhất phát hiện được ở tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm cấp cứu chính là rối loạn cơ tròn và cảm giác tầng sinh môn.
5. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm
5.1 Chăm sóc bệnh nhân trước khi mổ
Trước khi chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần kiểm tra làm đầy đủ các xét nghiệm bác sĩ yêu cầu. Sau đó cần đánh giá nguy cơ tiền sử dị ứng di truyền của bệnh nhân. Với người có bệnh tim mạch, tiểu đường, hen , dạ dày ... cần báo bác sĩ để chuẩn bị trước.
Trước khi mổ bệnh nhân cần bỏ hết vật dụng cá nhân và làm vệ sinh sạch sẽ. Mọi hoạt động trước khi mổ bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể. Thậm chí là thuốc điều trị và ăn uống cũng nên được bác sĩ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo ca mổ có tỉ lệ thành công cao nhất.
5.2 Chăm sóc bệnh nhân chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm và sau khi mổ
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần lưu trú ở bệnh viện để bác sĩ giám sát theo dõi sự hồi phục. Trường hợp gặp các biến chứng sẽ kịp thời xử lý và sơ cứu nếu cần. Sau khi mổ bệnh nhân có thể bí tiểu, táo bón và sưng đau vết mổ kèm theo sốt... Những biểu hiện này cần báo bác sĩ để phòng ngừa biến chứng.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cần đảm bảo mềm và dễ tiêu hóa. Tránh những món ăn không tốt cho khả năng tiêu hóa gây nôn trong 2 ngày đầu sau mổ. Sau khoảng 2 ngày bệnh nhân có thể bắt đầu tham khảo bác sĩ để vận động thích nghi trở lại.
Trên đây là giải đáp khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cho bạn tham khảo. Hãy kiểm tra kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bệnh do thoát vị đĩa đệm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.