Suy nhược thần kinh là một dạng bệnh nguy hiểm, nếu để tình trạng bệnh nghiêm trọng, chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh sẽ suy giảm đáng kể. Vậy suy nhược thần kinh có tự khỏi không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Suy nhược thần kinh là gì
Suy nhược thần kinh là tình trạng thần kinh căng thẳng kéo dài do làm việc quá tải hoặc suy nghĩ, áp lực, stress. Đây là tình trạng vỏ não bị rối loạn chức năng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể.
Với nhịp sống hiện đại ngày nay, mọi người đều có thời gian làm việc với máy tính, hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hay máy tính quá nhiều trong ngày cũng dễ dẫn tới suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh là bệnh gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên tỷ lệ bị suy nhược thần kinh ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Suy nhược thần kinh ban đầu biểu hiện nhẹ như đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, nhưng nếu chủ quan trong điều trị cũng như không điều chỉnh lối sống sinh hoạt thì có thể gây ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như trầm cảm và các hậu quả xã hội khác nặng nề hơn.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh suy nhược thần kinh ở xã hội hiện đại ngày nay
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc.
- Làm việc căng thẳng quá mức, áp lực từ việc học hành, gia đình, hôn nhân.
- Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, áp lực chỉ tiêu công việc.
- Lối sống không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn,...), chất gây nghiện.
2. Bệnh suy nhược thần kinh nguy hiểm như thế nào?
Theo các bác sĩ về chuyên khoa thần kinh, suy nhược thần kinh ở thời điểm ban đầu không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm và cũng không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Người bệnh có thể chữa trị bằng cách nghỉ ngơi, giải tỏa stress bằng cách thư giãn, ngủ đủ giấc, tập thể dụng và ăn uống đủ chất thì bệnh suy nhược thần kinh có khả năng tự khỏi.
Nhiều người chủ quan với bệnh suy nhược thần kinh do sự bận bịu từ cuộc sống làm cho họ không có thời gian quan tâm bản thân mình, hơn nữa, nhiều người cho rằng bệnh này có khả năng tự khỏi mà không cần thay đổi lối sống cũng như dùng thuốc bổ sung. Nếu tình trạng suy nhược thần kinh kéo dài thì các hệ cơ quan khác của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, nghiêm trọng có thể dẫn tới trầm cảm, tiểu đường, bệnh tim mạch,...
3. Ảnh hưởng của bệnh suy nhược thần kinh đến cuộc sống
Suy nhược thần kinh gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lược cuộc sống
- Đau đầu: Đây là triệu chứng dễ gặp khi người bệnh làm việc quá mức (hơn 10 tiếng/ ngày) trong thời gian dài, từ đó dẫn tới việc các tế bào thần kinh không có đủ thời gian nghỉ ngơi, lượng máu lưu thông giúp não hoạt động sẽ giảm đi gây ra tình trạng đau đầu. Để giảm tình trạng đau đầu do suy nhược thần kinh thì người bệnh phải nghỉ ngơi xoa bóp vùng trán và thái dương đỉnh đầu. Nên hạn chế làm việc khi xuất hiện các cơn đau đầu
- Suy nhược kích thích: Người bị suy nhược thần kinh hầu như sẽ nhạy cảm hơn và dễ tỉnh ngủ khi nghe các tiếng động nhỏ, có thể sẽ trở nên khó chịu và gắt gỏng hơn. Do đó, người bệnh cần có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi
- Mất ngủ: Các tế bào thần kinh bị căng thẳng dễ dẫn đến tình trạng khó rơi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay tỉnh giữa giấc ngủ. Điều này có thể góp phần gây thêm căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của người bệnh.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Người bị suy nhược thần kinh dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, do đó sẽ dễ tăng tiết mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương,...
- Bệnh thần kinh: Dễ bị chóng mặt, hoa mắt, đau mỏi cổ, đau cột sống, nặng hơn có thể trầm cảm,...
4. Suy nhược thần kinh có tự khỏi được không?
Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, cần sự kiên trì duy trì các thói quen tốt cũng như dùng thuốc đều đặn nếu có toa từ bác sĩ.
Nếu bạn cảm thấy bản thân thường hay xuất hiện biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, thiếu ngủ và thường xuyên gặp stress hoặc vấn đề về tinh thần. Hãy đến gặp ngay bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và phát hiện kịp thời.
Một trong các cách hiệu quả để chữa bệnh suy nhược thần kinh đó chính là hạn chế hoạt động nặng nhọc, tránh tiêu cực trong suy nghĩ. Trong những lúc nghỉ ngơi, nên tựa lưng lên giường là tư thế tốt cho người bệnh.
Thay đổi thói quen sống tích cực, lành mạnh, tránh xa các chất kích thích là thói quen tốt mà người bệnh có thể tập dần và thay đổi, duy trì, như vậy thì bệnh suy nhược thần kinh sẽ được cải thiện.
- Từ bỏ dần thói quen sử dụng, lạm dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
- Tập thể dục mỗi ngày, vận động ít nhất 30 phút như đạp xe, đi bộ, chạy bộ .
- Thiền, yoga giúp tăng sự tập trung và giảm căng thẳng hiệu quả.
- Chia sẻ những căng thẳng trong cuộc sống về tình cảm, công việc cho bác sĩ tâm lý hoặc bạn bè, người thân,...
- Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.
Suy nhược thần kinh là tình trạng bệnh thần kinh căng thẳng khá phổ biến hiện nay. Ở cuộc sống hiện đại, nhịp sống nhanh và căng thẳng thì tỷ lệ mắc suy nhược thần kinh ngày càng được trẻ hóa và ở nữ giới dễ gặp phải hơn. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh được lối sống khoa học và tránh xa các căng thẳng, nhận thức đúng về suy nhược thần kinh và có những thay đổi tích cực thì bệnh suy nhược thần kinh có thể chữa được.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.