Vôi hóa cột sống là tình trạng các dây chằng bám vào thân đốt sống, mấu gai và mấu ngang của cột sống bị tích tụ calci. Tình trạng này làm hạn chế vận động, gây áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu, từ đó dẫn đến cảm giác đau đớn cho người bệnh. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng này trong bài viết nhé.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Vôi hóa cột sống là gì?
Theo thời gian, cột sống bị lão hóa dẫn đến hiện tượng vôi hóa. Tình trạng này thường được thúc đẩy bởi các yếu tố như viêm nhiễ, hoặc dây chằng vùng cột sống bị quá tải do mang vác nặng, tư thế sai. Vôi hóa có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cột sống, bao gồm cột sống cổ, cột sống lưng và cột sống thắt lưng.
Vôi hóa và gai cột sống có nhiều điểm tương đồng. Do đó, người bệnh cần theo dõi sát sao và đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân bệnh
Các nguyên nhân gây ra vôi hóa đốt sống bao gồm:
- Xương bị thoái hóa, trở nên xốp vì thiếu dưỡng chất và oxy do máu không cung cấp đủ.
- Quá trình trao đổi chất chậm, gia tăng thoái hóa tế bào ở người cao tuổi.
- Ngồi làm việc một chỗ, ít vận động làm cho các khớp xương bị chèn ép, lưu thông khí huyết kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho các tế bào xương và gây ra vôi hóa cột sống.
3. Triệu chứng vôi hóa cột sống
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vôi hóa đốt sống bao gồm:
- Đau lưng và cứng các khớp ở vai, hông, đùi, cổ. Bên cạnh đó, tình trạng vôi hóa có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như vôi hóa đốt sống cổ, vôi hóa đốt sống thắt lưng...
- Tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị teo cơ.
Ngoài ra, triệu chứng của bệnh có thể kéo dài liên tục hoặc xuất hiện theo chu kỳ.
4. Đối tượng nguy cơ
Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống dựa trên nguyên nhân:
- Tuổi tác: Những người lớn tuổi.
- Nghề nghiệp: Những làm việc một chỗ trong thời gian dài, người ít vận động.
- Chế độ dinh dưỡng: Nguy cơ vôi hóa cột sống gia tăng do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc béo phì.
5. Các biện pháp chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán người bệnh mắc vôi hóa cột sống:
- Trước khi tiến hành kiểm tra cận lâm sàng, người bệnh được kiểm tra các dấu hiệu bệnh thường mắc phải.
- Quan sát các tổn thương ở cột sống cũng như cơ quan nội tạng bằng phương pháp chụp X-quang.
- Để phát hiện các biến chứng và biết được mức độ nghiệm trọng, phương pháp chụp CT sẽ được thực hiện.
- Chụp MRI để xác định chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân.
6. Các biện pháp điều trị bệnh
Phương pháp điều trị vôi hóa đốt sống được chia thành hai nhóm chính là điều trị bằng thuốc và điều trị không dùng thuốc.
6.1 Về điều trị không dùng thuốc
Phương pháp điều trị không dùng thuốc được sử dụng phổ biến cho các trường hợp bệnh chưa ở giai đoạn nghiệm trọng, bao gồm:
- Tập luyện thể dục thể thao giúp giãn gân cơ, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại tại vùng bị đau gây giãn cơ và dây chằng,
6.2 Điều trị dùng thuốc
- Sử dụng thuốc giảm đau (thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm đường ruột, giảm bạch cầu hạt thậm chí có thể gây xuất huyết dạ dày).
- Sử dụng thuốc giãn cơ, chạy sóng điện từ, bó nến, chiếu tia cực tím.
7. Vôi hóa cột sống có điều trị dứt điểm được không?
Khả năng chữa khỏi vôi hóa cột sống phụ thuộc vào tình trạng và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hầu hết các trường hợp đều được cải thiện, phục hồi chức năng cột sống tốt.
8. Phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp phòng ngừa vôi hóa cột sống bao gồm:
- Tránh những tư thế xấu khi sinh hoạt và làm việc như: mang vác nặng quá mức hoặc thực hiện các động tác mạnh, đột ngột và không đúng tư thế, ngồi lâu, đứng lâu ở một tư thế.
- Tránh béo phì và duy trì cân nặng hợp lý.
- Thực hiện các môn thể thao phù hợp với sức khỏe.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các dị dạng của cột sống, từ đó áp dụng các biện pháp chỉnh hình nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Xem thêm: