Dị ứng nước mắt: Nguyên nhân và một số cách điều trị

Dị ứng nước mắt có lẽ là trình trạng khiến nhiều người ngạc nhiên bởi nước chiếm khoảng 70% cơ thể con người. Tuy nhiên, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 100 trường hợp dị ứng với nước vào năm 2011, đặc biệt là tình trạng dị ứng nước mắt của bản thân. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về căn bệnh hiếm này và cách điều trị cho những người mắc bệnh.

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Hà Phương - Bác sĩ Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Dị ứng nước mắt là bệnh gì?

Dị ứng nước mắt là một dạng của bệnh phát ban nổi mề đay do tiếp xúc với nước (aquagenic urticaria). Sau khi tiếp xúc với nước mưa, mồ hôi hoặc nước mắt, cơ thể sẽ ngay lập tức xuất hiện tình hiếm gặp là ngứa rát và phát ban. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau tiếp xúc và thường tự giảm đi sau khoảng 30 phút đến 2 giờ.

Người bị dị ứng nước mắt sẽ cảm thấy ngứa và phát ban ngay lập tức.
Người bị dị ứng nước mắt sẽ cảm thấy ngứa và phát ban ngay lập tức.

2. Các biểu hiện của chứng nổi mề đay do nước mắt

Sau khi tiếp xúc với nước dù là ở nhiệt độ nào, những người mắc chứng nổi mề đay do nước có thể phát hiện các biểu hiện như sau:

  • Da xuất hiện các đốm sần sùi.

  • Xuất hiện phát ban đỏ.

  • Cảm giác ngứa, nóng rát trên da.

  • Da bị viêm nhiễm.

  • Da có các dấu hiệu không bình thường.

Dị ứng nước mắt thường biểu hiện qua các vết mẩn ngứa, mề đay đặc trưng có kích thước nhỏ từ 1 đến 3 mm, nổi trên da với màu đỏ hoặc da cam rõ rệt. Những vết mẩn ngứa này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở cổ, cánh tay hoặc thân trên. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng còn đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, phát ban quanh miệng, thở khò khè và khó nuốt.

3. Nguyên nhân gây chứng nổi mề đay do nước

Các nhà khoa học hiện đang tiếp tục nghiên cứu để khám phá nguyên nhân và cơ chế chính xác gây ra dị ứng nước mắt. Hai giả thuyết đã được đề xuất bao gồm:

3.1 Giả thuyết về dị ứng với các chất hòa tan trong nước

Theo giả thuyết này, mề đay xuất hiện khi da tiếp xúc với nước có các chất gây dị ứng như clo, axit trong nước mưa…Khi tiếp xúc với những tác nhân này, da sẽ thẩm thấu các chất dị ứng, kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamin. Đây vốn là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống lại các tác nhân gây hại nhưng gây phản ứng dị ứng.

Mề đay xuất hiện khi da tiếp xúc với nước có các chất dị ứng như clo, axit trong nước mưa.
Mề đay xuất hiện khi da tiếp xúc với nước có các chất dị ứng như clo, axit trong nước mưa.

3.2 Giả thuyết về nước tương tác với chất trên hoặc trong da

Nước có thể tác động qua lại với các chất trên hoặc trong da, tạo môi trường cho các chất có hại hình thành, dẫn đến nổi mề đay.

4. Phương pháp điều trị bệnh dị ứng nước mắt

Bệnh dị ứng nổi mề đay do nước mắt là một căn bệnh hiếm gặp và cho đến nay, thông tin về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả vẫn còn rất ít. Hiện tại, chưa có nghiên cứu lớn về cách điều trị bệnh này, tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng như sau:

Sử dụng thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị dị ứng. Thuốc này giúp ức chế thụ thể H1 nhưng không gây ra triệu chứng buồn ngủ. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc này không hiệu quả, có thể sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidine.

Sử dụng thuốc giúp kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng.
Sử dụng thuốc giúp kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng.
  • Sử dụng kem hoặc thuốc ngoài da: Các sản phẩm này thường chứa dầu để tạo ra một lớp ngăn cản giữa nước và da. Bệnh nhân có thể sử dụng trước khi tiếp xúc với nước hoặc trước khi tắm để giảm nguy cơ dị ứng.

  • Liệu pháp quang học: Việc sử dụng tia cực tím A (PUVA) và B có thể giúp giảm triệu chứng cho một số bệnh nhân bị dị ứng do nước mắt gây ra.

  • Thay đổi lối sống: Hạn chế tiếp xúc với nước càng nhiều càng tốt, tắm nhanh và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tiếp xúc với mưa, tránh khóc, không vận động để ra nhiều mồ hôi, đồng thời chú ý đến các thức uống và thực phẩm có chứa nước.

Bệnh dị ứng nước mắt hoặc dị ứng nước không chỉ gây ra nhiều phiền toái mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Hy vọng rằng phần viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng hiếm gặp này, từ đó có thể tìm ra phương pháp khắc phục và điều trị một cách hiệu quả sớm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe