Dị ứng gây đau đầu: Cách giảm bớt khó chịu tối ưu và hiệu quả

Tình trạng dị ứng gây đau đầu có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà hoặc thức ăn. Tình trạng này cần được điều trị triệt để và phòng ngừa để tránh tái phát trong tương lai. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ giúp người bệnh quản lý, kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Thục Thanh Huyền, chuyên ngành Dị ứng-Miễn dịch, tại Bệnh viện Vinmec Times City.

1. Phân loại dị ứng gây đau đầu

Nhức đầu không phải là một tình trạng hiếm gặp. Các nghiên cứu ước tính rằng khoảng 70 - 80% dân số từng bị đau đầu và ít nhất 50% trải qua ít nhất một cơn đau đầu mỗi tháng. Dị ứng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu.

Dưới đây là một số bệnh dị ứng gây đau đầu phổ biến nhất:

  • Viêm mũi dị ứng: Nếu bệnh nhân thường xuyên đau đầu kèm theo triệu chứng viêm mũi dị ứng, đây có thể là biểu hiện của chứng đau nửa đầu hơn là dị ứng.  
  • Dị ứng thực phẩm: Có nhiều mối liên hệ giữa các loại thực phẩm và triệu chứng đau đầu. Ví dụ, thực phẩm như phô mai, chất làm ngọt nhân tạo và sô cô la có thể gây đau đầu ở một số người. Các chuyên gia tin rằng đặc tính hóa học của một số loại thực phẩm có thể gây ra cảm giác đau, không liên quan đến dị ứng thực phẩm.
  • Histamin: Histamin trong cơ thể nhằm sản sinh các phản ứng dị ứng. Một trong những tác động của histamin là làm giảm huyết áp (gây giãn mạch), dẫn đến cảm giác đau đầu.

2. Cách chữa trị

Việc điều trị cơn đau đầu do dị ứng gồm nhiều phương pháp khác nhau:

2.1 Phòng ngừa từ sớm

Nếu hiểu rõ các tác nhân gây dị ứng cho bản thân, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với để giảm nguy cơ bị đau đầu do dị ứng, bằng cách:

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc không khí và máy điều hòa trong nhà.
  • Loại bỏ thảm ra khỏi không gian sống.
  • Sử dụng máy hút ẩm.
  • Thường xuyên hút bụi và lau chùi nhà cửa. 
Để giảm nguy cơ dị ứng gây đau đầu, bệnh nhân nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa.
Để giảm nguy cơ dị ứng gây đau đầu, bệnh nhân nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa.

2.2 Thuốc

Một số loại dị ứng gây đau đầu có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn (OTC). Các loại thuốc này bao gồm:

  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Loratadine (Claritin)
  • Fexofenadine (Allegra)

Corticosteroid giúp giảm nghẹt mũi, sưng tấy và các triệu chứng về tai, mắt, cũng như đau mặt. Các loại thuốc này không cần kê đơn hoặc có thể được bác sĩ kê theo toa, bao gồm:

  • Fluticasone (Flonase)
  • Budesonide (Rhinocort)
  • Triamcinolone (Nasacort AQ)
  • Mometasone (Nasonex)

Tiêm dị ứng cũng là một phương pháp điều trị dị ứng khác, giúp người bệnh giảm độ nhạy cảm của cơ thể với các chất gây dị ứng. Tiêm dị ứng được thực hiện định kỳ dưới sự giám sát của bác sĩ trong nhiều năm. 

Tiêm dị ứng là một trong những phương pháp điều trị.
Tiêm dị ứng là một trong những phương pháp điều trị.

2.3 Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Mặc dù nhiều loại bệnh dị ứng gây đau đầu có thể được kiểm soát bằng thuốc nhưng bệnh nhân vẫn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Nếu dị ứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hoặc gây trở ngại cho hoạt động hàng ngày, thì tốt nhất là bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về các phương pháp điều trị phù hợp. 

Bệnh nhân vẫn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên.
Bệnh nhân vẫn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên.

Bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Đây là những chuyên gia chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng như hen suyễn và bệnh chàm. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể gợi ý về các phương pháp điều trị, bao gồm:

  • Xét nghiệm dị ứng.
  • Hướng dẫn cách phòng ngừa.
  • Sử dụng thuốc theo toa.
  • Thực hiện liệu pháp miễn dịch (tiêm dị ứng).

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng giúp khách hàng đánh giá tổng quan về tình trạng bệnh đồng thời tư vấn các biện pháp giúp phòng tránh bệnh tái phát.

Khi đăng ký gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng, khách hàng sẽ được: Khám chuyên khoa Da liễu. Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (panel 1)...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe