Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp ngày càng tăng, đặc biệt là hiện tượng cột sống lưng bị lõm, bệnh lý này có thể gặp ở mọi độ tuổi, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy cột sống lưng bị lõm gì? Bệnh có đáng lo không?
1. Cột sống lưng bị lõm là gì?
Người bệnh có thể cảm nhận thấy phần phần cột sống của bản thân bị lõm hẳn vào bên trong, vị trí thường gặp nhất là ở đốt sống L4, L5.
Ngoài ra, 1 số biểu hiện đi kèm như người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở lưng, đi lại khó khăn, đau người khi thực hiện các động tác cúi người hay chạy và đi bộ lâu.
2. Các trường hợp nào thường bị lõm cột sống lưng?
Lõm cột sống lưng không chỉ gặp ở người già mà cả những người trung niên hay tuổi vị thành niên cũng có thể mắc căn bệnh này. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ 85% người bị lõm cột sống lưng đều ở tuổi vị thành niên, với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do bị suy dinh dưỡng, biến chứng của các bệnh lý về thần kinh hoặc di chứng của tai nạn.
3. Cột sống lưng bị lõm có đáng lo?
Cột sống đóng vai rất quan trọng trong cơ thể con người. Nó có chức năng nâng đỡ, định hình chiều cao, dáng đi và ngoại hình của cơ thể.
Lõm cột sống lưng sẽ làm:
- Ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của người bệnh: Nếu cột sống lưng bị lõm, không được thẳng như cấu trúc bình thường, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại hay các hoạt động sinh hoạt bình thường. Do cột sống sẽ mất đi khả năng chịu được sức nặng nữa. Thay vào đó sẽ làm giảm khả năng hoạt động của lưng cũng như toàn bộ cơ thể.
- Ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ: Nếu người bệnh là trẻ em thì nó sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao.
- Sinh ra cảm giác mặc cảm tự ti: Đối với bạn nữ bị lõm cột sống lưng khi mặc những bộ đồ bó sát sẽ thấy được vết lõm ở lưng, từ đó sẽ khiến cho các em cảm thấy tự ti, mặc cảm về cơ thể của mình.
- Cơ thể không thể đứng thẳng: Nếu bị mắc bệnh cột sống lưng bị lõm mà không chữa trị sẽ dẫn đến hậu quả là cột sống sẽ ngày càng yếu đi và không thể đảm bảo được chức năng của nó.
- Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Nếu phụ nữ mắc căn bệnh này sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Đồng thời, thời kỳ mang thai sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn do cột sống yếu, khó có thể nâng đỡ được thai nhi.
- Tác động xấu đến các bộ khác trên cơ thể: Một số trường hợp nghiêm trọng hơn là khi người bệnh bị lõm cột sống lưng sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể con người, làm giảm chức năng của các bộ phận đó, cụ thể như làm giảm chức năng làm việc của phổi, khiến cho cơ thể mệt mỏi và xuất hiện triệu chứng đau đầu, gây đau nhức ở chân tay, cổ, đau vai gáy, người bệnh rơi vào tình trạng mất ngủ.
- Nguy cơ mắc bệnh gù cột sống: Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao mắc thêm các bệnh lý khác về lưng nguy hiểm hơn như gù cột sống, mất vững từng đoạn cột sống. Mất vững từng đoạn cột sống sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống nhanh hơn bình thường khiến cột sống bị tổn thương và yếu dần đi.
4. Cách chữa trị cột sống lưng bị lõm
Hầu hết các bệnh lý liên quan đến cột sống không phải là những bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi trong thời gian ngắn mà người bệnh cần phải kiên trì luyện tập. So với người già thì thời gian hồi phục ở những người trẻ sẽ nhanh hơn nếu áp dụng đúng các bài tập vật lý.
Trường hợp bệnh nhân là thanh niên hoặc trung niên, có thể sử dụng đai hoặc loại áo chuyên dụng có tác dụng điều chỉnh cố định hình dáng của cột sống, ngăn ngừa sự phát triển thêm của vết lõm.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, kết hợp với sự can thiệp của máy móc để giúp cột sống giảm bớt độ lõm và trở về vị trí cố định trước đó. Phương pháp này còn có ưu điểm là hỗ trợ cho mạch máu và các chất dinh dưỡng được lưu thông dễ dàng hơn.
Còn đối với trường hợp bệnh lý đã phát triển nghiêm trọng và có nguy cơ phát sinh ra nhiều căn bệnh khác thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành làm phẫu thuật để nắn chỉnh cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó mà sau khi quá trình phẫu thuật kết thúc người bệnh cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận hơn.
5. Một số biện pháp phòng tránh
Hiện nay, nguy cơ mắc bệnh lõm cột sống ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Chính vì thế mà chúng ta nên có những biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa nguy cơ khiến cột sống lưng bị lõm.
- Đối với trẻ tuổi vị thành niên: Biện pháp tốt nhất chính là thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để kích thích sự phát triển của xương sống. Một số bài tập sẽ giúp cho cột sống được cải thiện nhanh chóng đó là đu xà, bơi lội vì khi đó cơ thể luôn được giãn thẳng.
- Với trẻ nhỏ: Bố mẹ nên lưu ý đến tư thế ngồi học của con mình hơn. Luôn nhắc nhỏ bé ngồi đúng tư thế, luôn thẳng lưng và hạn chế để trẻ mang vác đồ nặng. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên theo dõi sự phát triển trong cơ thể của các con, nếu phát hiện sự bất thường cần kiểm tra ngay lập tức để có những can thiệp kịp thời của y tế.
- Đối với độ tuổi trung niên: Khi mà cột sống đang dần dần trở nên yếu hơn thì nên hạn chế và tránh làm các công việc quá sức, không nên đứng hay ngồi lâu trong một tư thế sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Hãy thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao và lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc “cột sống lưng bị lõm có đáng lo?” cho bạn đọc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có được tư vấn tốt nhất thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nếu không may mắc phải căn bệnh này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.