Chi tiết về bệnh vẩy nến vùng kín

Vẩy nến vùng kín là một dạng của bệnh vẩy nến (một bệnh về da) xuất hiện xung quanh vùng sinh dục. Đôi khi, cũng có trường hợp xuất hiện nững mảng đỏ, ngứa ở các vùng khác trên cơ thể.

Vẩy nến vùng kín không phải là bệnh lây qua đường tình dục (STD) và không lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh gây sự tự ti, khó điều trị hơn và gây khó chịu hơn so vẩy nến ở các vị trí khác.

Không có cách điều trị hoàn toàn vẩy nến vùng kín. Hãy trao đổi với bác sĩ để có phương pháp giúp giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng da.

Sự khác nhau giữa vẩy nến vùng kín và mụn rộp sinh dục (Herpes)

Hai tình trạng này gây ra các triệu chứng tương tự trên da. Tuy nhiên, vẩy nến vùng kín là một bệnh tự miễn và không lây qua đường tình dục. Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng do virus lây qua đường tình dục. Các vết loét herpes bắt đầu bằng các cụm mụn nước nhỏ, dễ bị vỡ ra và tiết dịch. Khi lành sẽ đóng thành vảy cứng.

Để chẩn đoán, bác sĩ cần cần lấy mẫu từ vùng bị ảnh hưởng để kiểm tra sự tồn tại của virus herpes. Không phải lúc nào cũng có thể phân biệt dựa trên triệu chứng bên ngoài.

Sự khác nhau giữa vẩy nến vùng kín và ngứa bẹn

Ngứa bẹn là một loại nhiễm trùng nấm gây phát ban đỏ, và ngứa dữ dội. Bệnh dễ lây qua tiếp xúc với quần áo hoặc khăn nhiễm nấm. Ngứa bẹn lan rộng theo dạng vòng tròn và vùng trung tâm có thể bắt đầu lành dần trong khi phát ban tiếp tục lan.

Các loại vẩy nến vùng kín

Có hai loại vẩy nến phổ biến thường ảnh hưởng đến vùng sinh dục:

  • Vẩy nến đảo ngược: Da sẽ đổi màu, lớp vẩy mịn, thường trông như căng lên. Tình trạng dễ trở nặng do mồ hôi hoặc sự cọ xát với vùng bị vẩy nến.
  • Vẩy nến mảng bám: Da dày lên và xuất hiện các mảng da chết màu sáng hơn trên đỉnh. Trên da sáng, mảng bám có màu đỏ, trong khi trên da tối màu, mảng bám có thể có màu tím, xám hoặc nâu đậm.

Nguyên nhân gây vẩy nến vùng kín

Vẩy nến hình thành do các tế bào da phát triển quá nhanh, cơ thể không thể loại bỏ chúng hết, dẫn đến sự tích tụ của các mảng đỏ và có vảy. 

Vấn đề này chủ yếu liên quan đến hệ thống miễn dịch. Các yếu tố kích hoạt vẩy nến bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương da
  • Thừa cân
  • Hút thuốc, uống rượu nhiều
  • Căng thẳng
  • Thuốc
  • Thời tiết lạnh

Triệu chứng vẩy nến vùng kín

Vẩy nến vùng kín có thể ảnh hưởng đến các vùng xung quanh như: vùng mu, đùi trên, nếp gấp giữa đùi và bẹn, hậu môn và nếp gấp giữa mông. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống tình cảm.
  • Nóng rát. Đặc biệt cảm thấy khó chịu khi có mồ hôi, nhiệt và ma sát.
  • Đau ở vùng bị vẩy nến.
  • Nhiễm trùng. Da dễ bị nứt nẻ và chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Hút thuốc là một trong những yếu tố kích hoạt vẩy nến
Hút thuốc là một trong những yếu tố kích hoạt vẩy nến

Điều trị vẩy nến vùng kín

Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán qua quan sát tình trạng da hoặc sinh thiết mẫu da.

Bệnh vẩy nến vùng kín là một dạng khó điều trị, loại thuốc sử dụng có thể không hiệu quản nên cần thông báo ngay với bác sĩ nếu thuốc không có tác dụng, da bị bỏng rát khi bôi, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ thường xuyên ngay cả khi vẩy nến đã khỏi. Một số phương pháp điều trị quá mạnh cho vùng da nhạy cảm và không nên sử dụng lâu dài.

Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến vùng kín bao gồm:

  • Kem không chứa steroid: Thuốc bôi ngoài da không chứa steroid như tapinarof (Vtama) hoặc roflumilast (Zoryve).
  • Kem steroid liều thấp: Thường được chỉ định đầu tiên vì hiệu quả cao trong điều trị vẩy nến. Tuy nhiên, cần sử dụng steroid cẩn thận vì vùng da mỏng hấp thụ thuốc dễ dàng hơn, dẫn đến tác dụng phụ. Kem steroid dễ khiến da mỏng, gây ra vết rạn và vỡ mạch máu nếu dùng quá lâu.
  • Kem vitamin D nhẹ: Loại kem này có ít tác dụng phụ lâu dài hơn so với steroid và có thể sử dụng trong thời gian dài hơn. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Chất ức chế calcineurin: Hai loại thuốc bôi gồm kem pimecrolimus (Elidel) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic), thường được dùng để điều trị các vấn đề da khác như chàm, cũng có thể hiệu quả trong điều trị vẩy nến vùng kín.
  • Dapsone (Aczone): Thuốc này thường dùng điều trị mụn và bệnh phong. Bác sĩ có thể thử sử dụng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Tuy nhiên, Dapsone có thể gây thiếu máu và tác dụng phụ khác, do đó cần kiểm tra máu và chức năng gan khi sử dụng.
  • Thuốc toàn thân: Các loại thuốc này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, không chỉ da. Bác sĩ có thể kê đơn nếu bệnh vẩy nến nghiêm trọng hoặc khó kiểm soát.
  • Các loại thuốc như cyclosporinemethotrexate làm chậm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như vấn đề về gan hoặc thận nếu dùng lâu dài.
  • Các loại thuốc sinh học tác động đến các protein cụ thể liên quan đến hệ miễn dịch, sử dụng qua đường tiêm hoặc truyền.
  • Retinoid là dạng vitamin A tổng hợp có thể giúp kiểm soát tốc độ tăng trưởng và thay da.
  • Apremilast (Otezla), deucravacitinib (Sotyktu), và tofacitinib (Xeljanz) là các thuốc dạng viên uống, giúp gián đoạn quá trình viêm nhiễm trong tế bào.

Phương pháp điều trị tại nhà cho bệnh vẩy nến vùng kín

Người bị bệnh vẩy nến thường tìm kiếm các phương pháp thay thế để quản lý triệu chứng, bao gồm:

  • Dưỡng ẩm: Đây là bước quan trọng trong chăm sóc hàng ngày cho da trên cơ thể, kể cả vùng nhạy cảm. Nên sử dụng loại dưỡng ẩm nhẹ nhàng hơn cho da mỏng. Tránh các sản phẩm có mùi hương và cồn vì dễ gây kích ứng hoặc bùng phát bệnh.
  • Giảm cân: Giảm cân giúp cải thiện bệnh vẩy nến, giảm nhẹ các triệu chứng.
  • Chế độ ăn: Chủ yếu ăn rau củ tươi, trái cây, cá, dầu ô liu với lượng vừa phải. Thực phẩm gây viêm nhiễm như thịt đỏ, đường, sữa và đồ ăn chế biến sẵn cần hạn chế. Chế độ ăn này tốt cho sức khỏe nói chung.
  • Chế độ ăn không gluten: Nhiều người thấy da cải thiện rõ khi loại bỏ gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
  • Dầu cá: Dầu cá chứa omega-3 giúp giảm ngứa và khô da.

Vẩy nến vùng kín là một bệnh về da do vấn đề miễn dịch gây ra, không phải là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và không thể lây sang người khác. Bệnh gây ra các mảng da ngứa và đau ở quanh vùng kín. Mặc dù khó chịu nhưng có nhiều phương pháp điều trị, bao gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Đôi khi cần kết hợp các phương pháp với nhau. Ngoài ra, dưỡng ẩm và thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe