Chấn thương khớp gối: Phẫu thuật chức năng sau vỡ mâm chày

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hải Yến - Khoa phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vỡ mâm chày là tình trạng chấn thương nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng. Sau khi bị vỡ mâm chày (vỡ xương bánh chè), tùy theo phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật mà có các chương trình phục hồi chức năng phù hợp giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

1. Vỡ xương bánh chè là gì?

Xương bánh chè giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối.Vỡ xương bánh chè dạng gãy kín hoặc gãy hở là loại gãy xương nội khớp trừ gãy cực dưới. Hay gặp trong chấn thương vùng gối do tai nạn giao thông, lao động hoặc sinh hoạt. Có nhiều loại gãy khác nhau: Gãy ngang là dạng phổ biến nhất, gãy dọc, gãy nhiều mảnh, gãy hình sao.

  • Điều trị bảo tồn: Bó bột ống đùi cổ chân với gối gấp 5-10o, để bột 3 - 6 tuần khi gãy xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch; người cao tuổi không còn đi đứng hoặc có bệnh nội khoa nặng kèm theo.
  • Điều trị phẫu thuật: Phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớp gối.

Tùy theo phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật mà có các chương trình PHCN phù hợp giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.


Vỡ xương bánh chè là một dạng tổn thương vùng gối
Vỡ xương bánh chè là một dạng tổn thương vùng gối

2. Điều trị phục hồi chức năng

2.1 Nguyên tắc điều trị phục hồi chức năng

Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân vỡ xương bánh chè với nguyên tắc kết hợp vật lý trị liệu với các bài tập phục hồi chức năng nhằm tăng tầm vận động khớp gối, tăng sức mạnh cơ, giảm nguy cơ cứng dính khớp gối, giúp người bệnh trở lại các vận động sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.

2.2 Điều trị phục hồi chức năng

2.2.1 Các phương thức điều trị vật lý

  • Nhiệt trị liệu

Hồng ngoại, Parafin: Tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn, giảm đau, tạo thuận cho các bài tập.

Chườm lạnh: Giai đoạn sưng nóng và sau tập.

  • Sóng ngắn trị liệu

Tác dụng chống viêm, giảm phù nề, kích thích tái tạo tổ chức tổn thương

  • Điện xung trị liệu

Tác dụng giãn cơ giảm đau, gia tăng tuần hoàn; ức chế dẫn truyền đau

  • Siêu âm trị liệu

Tác dụng chống viêm (viêm gân, viêm cân cơ, viêm bao hoạt dịch...), gia tăng tuần hoàn; thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương (xương, dây chằng...), chống xơ dính, cốt hóa mô mềm...

2.2.2 Tập phục hồi chức năng

Mục tiêu:

  • Lấy lại tầm vận động khớp gối
  • Kiểm soát đau, phù nề
  • Kiểm soát có lực cơ tứ đầu đùi

PHCN với điều trị bảo tồn và sau mổ buộc vòng chỉ thép có bó bột tăng cường

Giai đoạn bất động khớp gối:

  • Tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột: 10 giây/ lần, ít nhất 10 lần/ ngày, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi.
  • Tập chủ động các khớp tự do: Háng, cổ chân.
  • Sau khi bột khô, cho bệnh nhân đứng dậy, tập đi với nạng, chịu trọng lượng một phần lên chân bệnh.

Giai đoạn sau bất động:

  • Di động xương bánh chè, xoa bóp chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xương bánh chè và khớp gối.
  • Tăng tầm vận động khớp gối bằng kỹ thuật giữ nghỉ và kỹ thuật trợ giúp.
  • Tập duỗi khớp gối hoàn toàn
  • Tập gấp gối tăng dần, những ngày đầu tập vận động từ 0 đến 30o
  • Sau đó tập tăng dần để đạt được tầm vận động gấp 90o sau 6 tuần
  • Lấy lại tầm vận động khớp gối hoàn toàn sau 12 tuần
  • Trở lại các hoạt động bình thường sau 6 tháng

PHCN sau néo ép xương bánh chè hoặc các phẫu thuật khác không cần bó bột

Giai đoạn I: từ ngày 01 đến 14 ngày sau phẫu thuật:

  • Chườm lạnh khớp gối 20 phút cách nhau 2 giờ.
  • Tập duỗi khớp gối - co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi và toàn bộ chân phẫu thuật.
  • Tập vận động thụ động khớp gối từ 0 đến 30o trong những ngày đầu, tập tăng dần đến 2 tuần đạt gấp gối 90o.
  • Tập vận động khớp háng, cổ chân bên bệnh.
  • Băng chun ép cố định khớp gối, sử dụng nạng nách đến khi di chuyển. Chịu một phần trọng lượng lên chân phẫu thuật.

Giai đoạn II: từ 02 tuần đến 06 tuần sau phẫu thuật

  • Tập duỗi khớp gối tối đa.
  • Tập gấp khớp gối tăng dần cho đến hết tầm vận động đến tuần thứ 06.
  • Tiếp tục chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật, bỏ nạng sau 04 tuần.
  • Tập gia tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi bằng chun, tạ, bao cát hoặc dụng cụ tập khớp gối chuyên dụng.
  • Tập xuống tấn, tập đạp xe đạp, tập bơi.
  • Bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường sau 06 tháng.

Sau phẫu thuật có thể chườm lạnh khớp
Sau phẫu thuật có thể chườm lạnh khớp

3. Theo dõi và tái khám

  • Lần đầu: Sau phẫu thuật 2 tuần.
  • Các lần tiếp theo cách 1 tháng, đến 6 tháng sau phẫu thuật.

Vỡ mâm chày là tình trạng chấn thường nghiêm trọng, người bệnh cần điều trị và được theo dõi, phục hồi sức khỏe tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo các chức năn cơ xương khớp, tránh những di chứng để về sau.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City không chỉ chú trọng đầu tư các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất mà còn hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn Cơ Xương khớp được đào tạo bài bản trong nước và nước ngoài như:

  • Thạc sĩ. Bác sĩ Dương Thế Vinh: Nguyên là Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng Trung tâm Xương khớp – Chấn thương chỉnh hình – Phục hồi chức năng Bệnh viện E Trung ương. Bác sĩ Vinh đã có 7 năm làm việc tại Trung tâm Y học Lao động – Phục hồi chức năng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn và hiện tại là Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
  • Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Đắc Nghĩa: Đơn nguyên Chấn thương - Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa tại Hungary năm 1978 và được đào tạo tại các Trung tâm Chấn Thương Chỉnh hình trong nước cũng như ở nước ngoài (Pháp, Singapore, Mỹ, Thụy Sĩ, Hàn Quốc...), là người có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực phẫu thuật Tái tạo khớp, Cột sống, Chỉnh hình Nhi và Chấn Thương.
  • Thạc sĩ. Bác sĩ. Đoàn Mạnh Hùng: Đơn nguyên Chấn thương - Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, bác sĩ Hùng đã có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình với các phẫu thuật gù vẹo cột sống; thoát vị đĩa đệm, thoát vị cột sống thắt lưng và đĩa đệm cổ; trượt đốt sống và hẹp ống sống...
  • Thạc sĩ.Bác sĩ. Vũ Song Linh: Đơn nguyên Chấn thương - Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, là người có 24 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh về khớp gối, khớp háng; điều trị các chấn thương thể thao.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe