Chăm Sóc Người Bị Ung Thư Phổi Giai Đoạn Nặng

Việc chăm sóc người bệnh ung thư phổi, đặc biệt trong giai đoạn nặng, đòi hỏi người chăm sóc có sự kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm cao. Người chăm sóc sẽ phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, từ hỗ trợ y tế cho bệnh nhân đến việc trao đổi với bác sĩ để đảm bảo người bệnh nhận được điều trị tốt nhất.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Đoàn Thái Cang - Bác sĩ Xạ trị - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Đừng chăm sóc người bệnh ung thư phổi một mình

Ung thư phổi không có nhiều triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, và bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển. Khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn III hoặc IV, có nghĩa là ung thư đã lan rộng ra các cơ quan khác.

Ngoài các triệu chứng như ho và khó thở, người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề như đau đớn, mệt mỏi, sụt cân và buồn nôn do tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Vì vậy, bệnh nhân ung thư phổi cần được hỗ trợ toàn diện về sức khỏe, tinh thần và các hoạt động hàng ngày.

Quá trình chăm sóc người bị ung thư phổi bao gồm việc chuẩn bị thức ăn, hỗ trợ các công việc trong nhà và dành thời gian để bệnh nhân thư giãn, cải thiện tinh thần. Tuy nhiên, người chăm sóc cũng có cuộc sống riêng và không nên cảm thấy áy náy khi cần sự giúp đỡ từ người khác, chẳng hạn như thuê giúp việc hỗ trợ các công việc như dọn dẹp nhà cửa. 

Khi một người được chẩn đoán mắc ung thư phổi ở giai đoạn III hoặc IV, điều này đồng nghĩa với việc bệnh đã lan rộng đến các cơ quan khác.
Khi một người được chẩn đoán mắc ung thư phổi ở giai đoạn III hoặc IV, điều này đồng nghĩa với việc bệnh đã lan rộng đến các cơ quan khác.

2. Cách trợ giúp chăm sóc y tế

Người chăm sóc người bị ung thư phổi cần tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh, bao gồm việc tham khảo ý kiến của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Một số câu hỏi quan trọng có thể thảo luận với bệnh nhân như:

  • Người bệnh mong muốn đạt được kết quả điều trị như thế nào?
  • Người bệnh có thể chấp nhận được những tác dụng phụ nào?
  • Người bệnh có muốn tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng để tiếp cận các phương pháp điều trị hoặc thuốc mới không?

Người chăm sóc nên tạo môi trường thoải mái khi trao đổi với đội ngũ y tế và khuyến khích bệnh nhân nêu rõ các thắc mắc trong các cuộc hẹn khám. Nếu cần, người chăm sóc có thể đặt lịch hẹn riêng để trao đổi với bác sĩ mà không có sự hiện diện của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể hỗ trợ bằng cách:

  • Ghi chú thông tin quan trọng trong các cuộc hẹn khám bệnh.
  • Theo dõi lịch hẹn và lịch dùng thuốc của bệnh nhân.
  • Hỗ trợ người bệnh trong các cuộc hẹn thăm khám với bác sĩ.
  • Ghi lại các triệu chứng của bệnh nhân.
  • Theo dõi các hướng dẫn điều trị như hóa trị. 
Hãy làm quen với các bác sĩ, y tá để cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia.
Hãy làm quen với các bác sĩ, y tá để cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia.

Đừng quên làm quen với các bác sĩ và y tá để cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia.

Ngoài ra, người chăm sóc có thể cần hỗ trợ tài chính và pháp lý trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Các chuyên gia sau có thể giúp đỡ:

  • Điều dưỡng và nhân viên y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình.
  • Nhân viên xã hội và người quản lý bảo hiểm: Hỗ trợ về yêu cầu bảo hiểm, thủ tục thanh toán và các vấn đề pháp lý.

Để đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc đúng ý muốn, người chăm sóc cần thảo luận với bệnh nhân về những mong muốn cuối đời, bao gồm:

  • Khi nào người bệnh muốn dừng các biện pháp điều trị.
  • Người bệnh muốn hoặc không muốn hồi sức trong hoàn cảnh nào.
  • Nơi bệnh nhân muốn được chăm sóc cuối đời (tại nhà, bệnh viện hay các cơ sở chăm sóc đặc biệt).

3. Cách chăm sóc người bệnh tại nhà

Ung thư và các phương pháp điều trị có thể gây mệt mỏi nghiêm trọng, khiến người bệnh thiếu năng lượng và không thể thực hiện các hoạt động ngoài trời. Vì vậy, phần lớn công việc chăm sóc sẽ diễn ra tại nhà.

Bên cạnh các công việc trong gia đình, người chăm sóc còn phải giúp bệnh nhân đối phó với các tác dụng phụ của ung thư trong quá trình điều trị.

Một số vấn đề phổ biến:

  • Buồn nôn và chán ăn: Gia đình nên khuyến khích người bệnh ăn uống nhưng không ép buộc. Một số cách có thể áp dụng:
    • Chia nhỏ bữa ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày thay vì ba bữa lớn.
    • Dùng thức ăn lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng nếu mùi thức ăn làm người bệnh cảm thấy khó chịu.
    • Thay thức ăn đặc bằng sinh tố hoặc sữa lắc (nếu cần).
    • Sử dụng dụng cụ ăn uống bằng nhựa nếu đồ kim loại có mùi khó chịu.
    • Dành thời gian trò chuyện và thưởng thức bữa ăn cùng người bệnh cũng là cách hiệu quả để cải thiện tinh thần và tăng cảm giác thèm ăn.

Bác sĩ có thể giới thiệu chuyên gia giúp người bệnh vượt qua cảm giác mệt mỏi bằng cách:

  • Lập kế hoạch hoạt động hàng ngày giúp người bệnh tiết kiệm năng lượng cho những công việc quan trọng.
  • Khi người bệnh cần nghỉ ngơi, thông báo cho bạn bè và chuyển cuộc gọi vào hộp thư thoại.
  • Tập thể dục (nếu bác sĩ cho phép) có thể giúp giảm mệt mỏi do điều trị ung thư. Người chăm sóc có thể hỗ trợ bệnh nhân trong các bài tập nhẹ hoặc cùng đi bộ.

Đặc biệt, người chăm sóc cần đảm bảo bác sĩ biết tất cả thông tin về triệu chứng và tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải, để điều chỉnh liệu pháp điều trị kịp thời. 

Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc người bị ung thư phổi.
Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc người bị ung thư phổi.

Chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn nặng có thể rất kiệt sức cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, người chăm sóc cần dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày và làm những việc bản thân yêu thích. Để chăm sóc tốt người khác, trước hết chúng ta phải chăm sóc tốt cho chính mình. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe