Ung thư phổi giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng sống

Ung thư phổi giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm. Tại Việt Nam, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ, đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư. May mắn thay, nhờ vào những tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị, nhiều bệnh nhân ung thư đã có cơ hội điều trị thành công.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BSCK II Bùi Lê Phước Thu Thảo - Bác sĩ xạ trị - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Thế nào là ung thư phổi giai đoạn 2?

Tại Việt Nam, ung thư phổiung thư gan là hai căn bệnh ung thư gây ra nhiều ca tử vong nhất. Tuy nhiên, nhờ vào những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học, tỷ lệ sống hơn 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi ngày càng cao, đặc biệt khi bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm.  

Giai đoạn 1 và 2 của ung thư phổi là các giai đoạn sớm. Trong những giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị, giúp kéo dài tuổi thọ.

Các bảng phân giai đoạn ung thư quốc tế thường dựa vào những yếu tố sau:

  • T (tumor - khối u): Bao gồm kích thước, mức độ tiến triển tại chỗ và tình trạng xâm lấn của khối u đến các mô xung quanh.
  • N (node - hạch bạch huyết): Đánh giá tình trạng hạch bạch huyết ở vùng dẫn lưu từ khối u, xác định xem tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hay chưa.
  • M (metastase - di căn xa): Xác định liệu khối u đã di căn đến các cơ quan khác thông qua hệ mạch máu chưa, các cơ quan di căn thường gặp như phổi, gan, não và xương.
Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Giai đoạn II của ung thư phổi là khi bệnh vẫn còn khu trú tại vùng mà chưa có dấu hiệu di căn xa (các ô trong bảng dưới đây được tô màu xanh sẽ thể hiện điều này). Cụ thể, bệnh nhân có khối u ở giai đoạn T3, chưa có di căn hạch, di căn xa hoặc bệnh nhân có di căn hạch ở giai đoạn N1 và khối u ở các giai đoạn T1 đến T2b sẽ được phân loại vào giai đoạn II.

 

N0 

N1 

N2 

N3 

M1a 

N bất kỳ 

M1b 

N bất kỳ 

M1c 

N bất kỳ 

T1a 

IA1 

IIB 

IIIA 

IIIB 

IVA 

IVA 

IVB 

T1b 

IA2 

IIB 

IIIA 

IIIB 

IVA 

IVA 

IVB 

T1c 

IA3 

IIB 

IIIA 

IIIB 

IVA 

IVA 

IVB 

T2a 

IB 

IIB 

IIIA 

IIIB 

IVA 

IVA 

IVB 

T2b 

IIA 

IIB 

IIIA 

IIIB 

IVA 

IVA 

IVB 

T3 

IIB 

IIIA 

IIIB 

IIIC 

IVA 

IVA 

IVB 

T4 

IIIA 

IIIA 

IIIB 

IIIC 

IVA 

IVA 

IVB 

Ung thư phổi giai đoạn II được phân chia thành hai giai đoạn nhỏ bao gồm IIA và IIB. Cụ thể hơn, những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn II sẽ có các đặc điểm dưới đây:

  • Giai đoạn IIA  khối u có kích thước 4 đến 5cm nhưng chưa di căn sang các hạch bạch huyết gần đó.  
  • Giai đoạn IIB gồm những bệnh nhân có đặc điểm sau:  
    • Khi khối u có kích thước lên đến 5cm và đã xuất hiện tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết gần phổi.
    • Khi khối u có kích thước từ 5 đến 7cm nhưng chưa có tế bào ung thư trong hạch bạch huyết.
    • Khối u không lan sang hạch bạch huyết nhưng lan sang thành ngực, dây thần kinh cơ hoành hoặc các lớp bao phủ tim.
    • Khối u nhỏ hơn 7cm nhưng có nhiều hơn một khối u ở cùng một thùy phổi.

2. Các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 2

Ung thư phổi ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng của bệnh tương tự với nhiều bệnh lý khác. Vào thời điểm này, phần lớn các triệu chứng thường gặp là:

  • Ho kéo dài kèm theo đờm hoặc bị viêm phế quản, viêm phổi mãn tính.
  • Ho ra máu, đờm có màu rỉ sét.
  • Khó thở, thở khò khè và đau ngực liên tục.
  • Sụt cân đột ngột và chán ăn.
  • Mệt mỏi, không thể duy trì các hoạt động thường ngày.

Trong một số trường hợp, người bệnh không có triệu chứng và chỉ phát hiện bản thân mắc ung thư phổi khi tham gia kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc khi đang khám một bệnh khác.

3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi

Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư phổi vẫn chưa được xác định mà chủ yếu chỉ có thể liệt kê những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Mắc bệnh xơ phổi.
  • Suy giảm miễn dịch (như HIV,...).
  • Hút thuốc lá.
  • Độ tuổi từ 50 - 60.
  • Tiếp xúc với khí phóng xạ trong quá khứ.
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ.
  • Môi trường sống ô nhiễm.
Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi giai đoạn 2.
Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi giai đoạn 2.

4. Một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2

4.1. Phẫu thuật

Khi khối u chưa di căn và người bệnh đủ sức khỏe, phẫu thuật thường được chỉ định. Ngoài ra, phẫu thuật còn có thể kết hợp với xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch để hỗ trợ điều trị.

Các phương án phẫu thuật mới ít xâm lấn hiện nay giúp cải thiện quá trình điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi của người bệnh và giảm thiểu rủi ro.

4.2. Xạ trị

Sau khi người bệnh đã thực hiện phẫu thuật hoặc trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật, liệu pháp này sẽ được áp dụng. Xạ trị có thể đi kèm với hóa trị, trong đó phương pháp xạ trị phổ biến nhất là xạ trị lập thể định vị thân (SBRT).

Ngoài ra, bác sĩ còn có khả năng đề xuất bệnh nhân tiến hành xạ trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u trong một số trường hợp.

4.3. Hóa trị

Sau xạ trị hoặc phẫu thuật, phương pháp này giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi giai đoạn 2. Phác đồ hóa trị sẽ được điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi người. Đồng thời, việc kết hợp hóa trị với các liệu pháp miễn dịch có cũng giúp tăng hiệu quả điều trị.

4.4. Liệu pháp miễn dịch

Các loại thuốc như Atezolizumab hoặc Pembrolizumab được sử dụng để nhắm và tiêu diệt các tế bào ung thư cụ thể mà không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.

5. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm

Mặc dù tỷ lệ tử vong của ung thư phổi rất cao và bệnh có tính chất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm, khả năng sống sót sau 5 năm vẫn tương đối cao.

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ đạt trên 50% nếu được điều trị từ các giai đoạn 1 và 2, trong đó giai đoạn 2A có tỷ lệ sống 60% và giai đoạn 2B là 53%.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tiên lượng sống bao gồm:

  • Càng lớn tuổi, người bệnh càng có tỷ lệ sống sau 5 năm thấp.
  • So với nam giới, phụ nữ có tỷ lệ sống sau 5 năm cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe tại thời điểm chẩn đoán và điều trị cũng như sự hiện diện của bệnh nền cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.
  • Tỷ lệ sống trên 5 năm sẽ được cải thiện nếu người bệnh không hút thuốc sau điều trị.
  • Tỷ lệ sống sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại ung thư phổi.
  • So với trường hợp cắt phổi, tỷ lệ sống sau 5 năm của những bệnh nhân được phẫu thuật cắt thùy phổi sẽ cao hơn.
Phụ nữ được điều trị ung thư phổi sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm cao hơn nam giới.
Phụ nữ được điều trị ung thư phổi sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm cao hơn nam giới.

6. Phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc ung thư phổi

Mặc dù chưa có cách phòng ngừa hoàn toàn ung thư phổi và các bệnh ung thư khác, nhưng mọi người vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi giai đoạn 2 thông qua một số lưu ý sau đây.

  • Tránh xa thuốc lá.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia.
  • Lựa chọn môi trường sống trong lành, ít ô nhiễm.
Để sớm phát hiện ung thư phổi giai đoạn 2, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ.
Để sớm phát hiện ung thư phổi giai đoạn 2, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ.

Nhìn chung, ung thư phổi giai đoạn 2 được coi là giai đoạn sớm. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, tiên lượng của bệnh nhân thường rất khả quan. Do đó, việc đi khám định kỳ và sàng lọc ung thư thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, giúp phát hiện sớm các vấn đề.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe