Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu và các yếu tố ảnh hưởng

Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu là câu hỏi mà hầu hết các bệnh nhân quan tâm. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà tỷ lệ sống sót của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Lê Tấn Đạt, chuyên ngành Nội khoa Ung thư, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

1. Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Để chẩn đoán một trường hợp ung thư phổi, ngoài thăm khám lâm sàng, các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng (bao gồm cả PET-CT scan) sẽ được sử dụng để xác định chính xác loại mô bệnh học, giai đoạn, các yếu tố liên quan khác (như đột biến gen,...). Từ đó hội đồng chuyên khoa sẽ hội chẩn để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Ung thư phổi giai đoạn 1 thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, khiến việc chẩn đoán sớm trở nên khá khó khăn. Theo kết quả thống kê, chỉ có khoảng 16% trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn 1. Chính vì thế, tiên lượng sống sót sau 5 năm của bệnh ung thư phổi không được tích cực như những loại ung thư khác. 

Thời gian sống của người bị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ di căn tại thời điểm chẩn đoán, loại ung thư phổi mà bệnh nhân mắc phải... Bệnh nhân chẩn đoán sớm sẽ có thể điều trị kịp thời, từ đó cơ hội chữa trị được tăng cao và tuổi thọ cũng được kéo dài..

Theo thống kê, hơn 55% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu có thể sống thêm 5 năm hoặc lâu hơn sau khi được chẩn đoán.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 1

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu bao gồm: 

2.1. Thời gian chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán sớm hay muộn ảnh hưởng khá lớn đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu, điều này liên quan đến kích thước và sự lan rộng của ung thư.

Theo một nghiên cứu, những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn đầu thông qua sàng lọc bằng phương pháp chụp CT liều thấp có tỷ lệ sống sót lên đến 80% sau 20 năm.

2.2 Tuổi tác và tình hình sức khỏe tổng thể

Tình trạng sức khỏe tổng thể và tuổi tác của bệnh nhân là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiên lượng sống. Người trẻ và có sức khỏe tốt thường có khả năng đáp ứng điều trị tốt hơn, nhờ đó tiên lượng sống cũng khả quan hơn.

Ngược lại, người lớn tuổi, sức khỏe yếu, và người mắc nhiều bệnh lý nền có khả năng đáp ứng điều trị kém hơn, dẫn đến tiên lượng sống cũng kém đi.

Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu phụ thuộc vào tuổi tác.
Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu phụ thuộc vào tuổi tác.

2.3 Loại ung thư phổi người bệnh mắc phải

Có hai dạng chính của ung thư phổi, được phân loại dựa trên loại tế bào mà ung thư phát triển từ đó, gồm: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC).

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là dạng xuất hiện phổ biến, chiếm hơn 80% các trường hợp. Loại này bao gồm ba nhóm nhỏ:

Ung thư phổi tế bào nhỏ ít phổ biến hơn, nhưng thường lây lan nhanh và có tiên lượng kém hơn.

Kết quả tiên lượng của của hai dạng ung thư phổi này sẽ khác nhau. Đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ khu trú, tỷ lệ sống là khoảng 65% trong 5 năm. Tuy nhiên, ung thư phổi tế bào nhỏ khu trú thì tỷ lệ sống thấp hơn chỉ ở mức khoảng 30%.

2.4. Khả năng đáp ứng điều trị

Nếu bệnh nhân chẩn đoán sớm khi ung thư phổi đang ở giai đoạn đầu, các tế bào vẫn còn giới hạn trong khu vực nhỏ thì việc phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bị ảnh hưởng sẽ làm tăng cơ hội sống sót.

Tuy nhiên, nếu sức khỏe của bệnh nhân không đáp ứng được phương án phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân ảnh hưởng đến thời gian sống.
Khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân ảnh hưởng đến thời gian sống.

2.5. Những thay đổi về gen

Những thay đổi về gen (đột biến gen) trong tế bào ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra để tìm kiếm bất kỳ thay đổi gen nào và dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

Đột biến gen là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến tiên lượng sống.
Đột biến gen là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến tiên lượng sống.

Tỷ lệ sống khi bị ung thư phổi giai đoạn 1 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, tiên lượng của giai đoạn này thường khả quan. Ung thư phổi là một bệnh lý rất nguy hiểm, chính vì thế mọi người cần chú ý kiểm tra sức khoẻ, thực hiện tầm soát và sàng lọc ung thư để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, ngay khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, kéo dài thời gian sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe