Phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh làm quen lại cuộc sống, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe đẩy lùi bệnh tật, hạn chế nguy cơ biến chứng. Các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo trong bài viết sau đây.
1. Tập luyện giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi để giúp làm lành vết thương. Tuy nhiên, người bệnh không nên nghỉ hoàn toàn không vận động, vì các cơ xương khớp không vận động sẽ suy yếu và dẫn đến tình trạng nghiêm trọng. Một số bệnh nhân do nôn nóng vận động sau mổ cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của cột sống. Vì thế, bạn cần có tư vấn hướng dẫn luyện tập từ bác sĩ để giảm sự ảnh hưởng không tốt sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm sẽ phù hợp cho hầu hết người bệnh. Bạn có thể luyện tập các bài tập vừa sức để cơ thể nhanh chóng phục hồi, máu chống bắt nhịp với cuộc sống bình thường. Nếu bệnh nhân có sức khỏe và tinh thần tốt sẽ giảm thiểu được nguy cơ biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Tuy rằng luyện tập tăng phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm nhưng bệnh nhân cần kiểm tra và trao đổi cùng bác sĩ trước khi thực hiện. Một số động tác hay bài tập không phù hợp nên tránh, vì chúng có thể làm tổn thương gián tiếp gây ra biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
2. Các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuần đầu. Bài tập đầu tiên sau 1 tuần mổ chính là đi lại. Sau khi bệnh nhân đi lại được sẽ tiếp tục kiểm tra và lựa chọn bài tập làm quen khác. Theo các chuyên gia, thời gian phù hợp để bệnh nhân luyện tập sau mổ thoát vị đĩa đệm là 3 tháng tính từ ngày phẫu thuật. Bạn không nên tập sớm hơn vì cơ xương khớp còn đang hồi phục, chưa thể đáp ứng khả năng luyện tập.
2.1 Bài tập co chân
Bài tập co chân sẽ được thực hiện giống một động tác yoga nên bệnh nhân cần nằm. Bạn có thể lót thảm hoặc nằm trên đệm sao cho lưng cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất. Sau đó lần lượt thực hiện các bước theo hướng dẫn và cảm nhận sự tác động của bài tập đến từng cơ xương khớp.
- Nằm thẳng lưng trên sàn hoặc đệm duỗi tay và để chân thẳng để cơ thể hoàn toàn thả lỏng.
- Co dần cẳng chân lại sau đó tiến dần đầu gối về phía bụng
- Chụm hai đầu gối lại dùng tay kéo lại gần ngực. Lưu ý không nên cố kéo quá sát vì nó sẽ gây chấn thương. Bạn nên kéo đến vị trí nào cơ thể làm quen được sau đó dùng tay giữ lại.
- Giữ cho cơ thể nằm ở tư thế trong 10 giây rồi từ từ thả tay ra đưa chân về vị trí ban đầu
Động tác co chân nên được thực hiện 10 - 15 lần một cách chậm rãi và nhịp nhàng. Với người mới tập thì nên tập theo khả năng chịu của cơ thể không cần quá cố đạt 10 lần. Nếu cảm thấy mệt có thể nghỉ sau đó tập tiếp. Sau khi luyện tập các cơ vùng lưng, hông và xương cột sống cùng chân sẽ được kéo giãn.
2.2 Bài trong tư thế nằm ngửa đạp xe
Để thực hiện bài tập bạn nên có thảm kê để nằm. Động tác này khó hơn sẽ cần vận động cơ cổ nên bạn cần có sự khởi động nhẹ nhàng trước để cơ thể quen dần. Các bước thực hiện động tác đạp xe bao gồm:
- Nằm thẳng ở trên sàn với tư thế thư giãn nhất
- Hít thở đều đặn đến khi cơ thể cảm thấy nhẹ nhất
- Đưa hai tay đặt sau đầu, đồng thời từ từ nâng hai chân lên
- Liên tục co duỗi lần lượt các chân giống như đạp xe. Bạn cần để bắp đùi vuông góc với mặt đất còn cẳng chân thì song song.
- Luyện tập liên tục đến khi nào mỏi thì ngừng lại rồi tập tiếp sau đó
Động tác đạp xe sẽ gia tăng độ linh hoạt cho các khớp trong khi bạn luyện tập. Các khớp xương lấy dần lại sự dẻo và có thể nâng cao thể lực cho người tập. Sau khi luyện tập có thể tăng dần cường độ. Với bài tập này người luyện tập duy trì đều đặn sẽ giúp săn chắc cơ và tăng cường sức bền cùng sức mạnh cho cơ.
2.3 Bài tập giữ thăng bằng
Hãy chọn một vị trí bằng phẳng để đứng lên, từ từ co một chân lên đến khi nào lòng bàn chân đó có thể chạm tới bắp đùi chân còn lại. Bạn cố gắng giữ tư thế này trong một lúc và cố đứng thật vững. Thực hiện hít thở sau đó đổi chân làm lại các động tác tương tự. Động tác này ngoài giữ thăng bằng sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho xương sống và giải tỏa căng thẳng tâm lý khá tốt.
2.4 Bài tập kéo giãn cơ
Kéo giãn cơ là một phương pháp giảm áp lực cho cơ gân và xương khớp. Bài tập kéo dãn cơ có thể sinh ra đau mỏi khi người tập mới bắt đầu. Vì thế bạn nên tập từ dễ đến khó. Hãy khởi động và giữ thăng bằng tốt để thực hiện bài tập này dễ dàng hơn.
- Nằm thẳng ở trên sàn với tư thế thư giãn nhất
- Xoay người chuyển sang tư thế nằm sấp
- Chống tay và đầu gối xuống nâng dần lưng lên, giữ cân bằng
- Đưa một tay thẳng hướng ra phía trước
- Nếu bạn đưa tay phải hãy nâng cao duỗi thẳng chân trái. Lưu ý tay lưng và chân tạo nên một đường thẳng là tốt nhất khi mới tập.
- Giữ im động tác trong khoảng 10 giây kết hợp hít thở nhẹ
- Từ từ hạ chân xuống sau đó hạ tay và thực hiện tiếp tục với bên còn lại.
Động tác kéo giãn này sẽ làm cho tay, chân và lưng được thoải mái nhất. Tuy nhiên mức độ khó đã tăng lên, bạn cần chú ý đến lưng phải đúng tư thế để tránh chấn thương sau khi mổ thoát vị xuất hiện. Hãy cố gắng làm 10 - 15 lần cho mỗi bên để cảm nhận.
2.5 Bài tập kéo dãn cơ lưng tạo hình rắn hổ mang
Với bài tập này, bạn sẽ tác động đến cơ vùng lưng từ mức nhẹ nhất đến mức khó. Hãy thực hiện chậm từng bước theo hướng dẫn, vì động tác này mới tập có thể sẽ gây đau mỏi.
- Nằm sấp trên sàn để tay và chân duỗi thẳng thả lỏng cơ thể hoàn toàn
- Dùng tay đẩy người lên chân và hông vẫn nằm trên sàn
- Kéo dần để căng cơ lưng và nâng cằm giống hình rắn
- Giữ động tác vươn người kéo dài trong 5 giây
- Từ từ thả lỏng hạ người xuống đến khi nằm sấp về tư thế ban đầu
Người mới sẽ thực hiện như vậy 10 lần. Sau khi bạn làm quen hãy cố gắng nâng người cong hơn để kéo dãn cơ hơn, đồng thời mỗi lần tập hãy tăng thời gian chờ tốt nhất là đạt đến 20 giây giữ tư thế.
2.6 Bài tập kéo dãn gân hình châu chấu
Tư thế châu chấu được đánh giá là hiệu quả ở bệnh nhân đang phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tư thế này không chỉ kéo dãn gân mà còn làm tăng độ linh hoạt cho vùng lưng. Bạn sẽ bắt đầu động tác này với tư thế thả lỏng nằm sấp.
- Nâng chân lên cao đồng thời nâng tay nhưng tay đan phía sau
- Đầu tay và gót chân tạo thành một đường thẳng
- Giữ yên vị trí trong 5 giây
Hãy thực hiện lặp lại động tác này 10 lần, bài tập này sẽ kéo căng cơ toàn thân. Tuy nhiên bạn cần thực hiện chậm rãi không quá vội vàng. Hãy kiên trì mỗi ngày và cảm nhận sự thư giãn.
Trên đây là các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo để tăng khả năng hồi phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm nhanh chóng , sớm lấy lại sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.