Bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không?

Bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không là câu hỏi mà nhiều chị em thường thắc mắc, đặc biệt là khi gặp các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu trong quá trình kiểm tra mang thai bằng que thử. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để các chị em có thể hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa bệnh viêm đường tiết niệu và độ chính xác của kết quả thử thai.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu trong khi mang thai

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể được giải thích như sau: Vi khuẩn thường xâm nhập từ vùng hậu môn, nơi chứa phân, lây lan sang âm đạo và di chuyển qua niệu đạo để tấn công lên bàng quang, gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm thận hoặc viêm bể thận.

Phụ nữ mang thai dễ mắc viêm đường tiết niệu do nhiều yếu tố:

  • Thay đổi đặc điểm cơ thể: Trong thai kỳ, tử cung phát triển lớn hơn để nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến chèn ép lên niệu quản, khiến đài bể thận bị giãn.
  • Trào ngược nước tiểu: Sự trào ngược này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.
  • Ứ đọng nước tiểu: Uống ít nước khiến nước tiểu cô đọng, lưu trữ lâu trong bàng quang, tăng nguy cơ viêm nhiễm do trào ngược nước tiểu.
  • Thay đổi hormone: Hormone trong thai kỳ khiến cơ niệu quản giãn ra, kéo dài thời gian mỗi lần đi tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Cấu tạo giải phẫu: Do vị trí gần nhau giữa âm đạo và hậu môn, vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng lây lan sang âm đạo.
  • Thân nhiệt cao: Thân nhiệt cao hơn bình thường trong thai kỳ có thể làm tăng các triệu chứng như tiểu buốt, nóng rát và viêm đường tiết niệu. 
Phụ nữ mang thai dễ mắc viêm đường tiết niệu do nhiều yếu tố khác nhau
Phụ nữ mang thai dễ mắc viêm đường tiết niệu do nhiều yếu tố khác nhau

2. Bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không?

Việc viêm nhiễm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến kết quả của que thử thai, khiến kết quả không chính xác. Các triệu chứng như đau mỏi có thể được nhầm lẫn với các dấu hiệu của việc mang thai, trong một số trường hợp, que thử có thể hiển thị hai vạch màu hồng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc các bộ phận sinh dục. Do đó, khi gặp tình huống này, chị em nên tạm thời nghỉ ngơi và đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp. 

Bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không là câu hỏi mà nhiều chị em thường thắc mắc khi gặp các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không là câu hỏi mà nhiều chị em thường thắc mắc khi gặp các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai bao gồm những biểu hiện tương tự như các nhóm bệnh nhân khác. Các triệu chứng thường gặp là:

Nếu tình trạng viêm nhiễm lan rộng đến thận, có thể dẫn đến viêm thận hoặc thậm chí là suy thận, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

Phụ nữ mang thai cần chú ý đến những dấu hiệu này và tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

4. 5 thể viêm đường tiết niệu thai phụ thường gặp

Thai phụ có thể gặp 5 thể viêm đường tiết niệu phổ biến như sau:

4.1 Nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường

Triệu chứng lâm sàng chưa rõ rệt nhưng qua xét nghiệm nước tiểu, phát hiện nồng độ vi khuẩn trên 100,000 vi khuẩn/1ml. Giai đoạn này, việc điều trị còn khá đơn giản và nguy cơ phát triển thành viêm thận - bể thận chưa cao.

4.2 Nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận – bể thận cấp)

Thể viêm đường tiết niệu này biểu hiện qua các triệu chứng nặng như sốt cao tới 40 độ C, mệt mỏi nghiêm trọng, li bì, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn, lạnh run, đau đầu và choáng váng do ure trong máu tăng, sưng phù toàn thân, suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời.

4.3 Viêm cầu thận cấp

Người bệnh bị sưng phù, tăng cân nhanh chóng (khoảng 2kg/tuần), phù trắng ấn lõm, huyết áp tăng, mờ mắt, đau đầu, tiểu ít, xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với tiền sản giật.

4.4 Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang cấp)

Biểu hiện là tiểu rắt, tiểu són, không sốt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đậm màu và có trường hợp lẫn máu. Xét nghiệm nước tiểu protein âm tính, điều này cho thấy có nguy cơ cao dẫn tới viêm thận - bể thận cấp nếu không được xử lý.

4.5 Suy thận cấp

Kết quả xét nghiệm cho thấy mức creatinin trong huyết thanh tăng cao và có ure máu. Nguy cơ cao gây ra tình trạng đẻ non, trẻ nhẹ cân hoặc sảy thai, thai chết lưu. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu máu cung cấp cho thận, xảy ra trong các trường hợp nhiễm khuẩn huyết, băng huyết, mất nước, rau bong non,...

5. Chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai  

Như đã chia sẻ ở trên về vấn đề bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không, thì tình trạng viêm có thể làm sai lệch kết quả thử thai. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra tình trạng bệnh, chị em phụ nữ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như xét nghiệm thử thai chính xác nhất.

Việc chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà còn cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh. Các bước chẩn đoán bao gồm:

  • Cấy vi trùng lên mẫu nước tiểu: Thực hiện cấy vi trùng lên mẫu nước tiểu giữa dòng trong những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng.
  • Khám phụ khoa: Kiểm tra về mức độ viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm tại niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
  • Xét nghiệm chức năng thận và các loại phân tích khác bao gồm phân tích máu, men gan và C-reactive protein (CRP). 
Cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai.
Cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe và việc điều trị cũng cần thận trọng hơn để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, thai phụ nên chủ động trong việc phòng ngừa các bệnh tật, đặc biệt là viêm đường tiết niệu, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe