Bị Gout ăn ốc được không? Những lưu ý khi tiêu thụ hải sản

Bị Gout ăn ốc được không, nên ăn như thế nào là vừa phải và cần có lưu ý gì về việc chế biến ốc nếu muốn ăn là các vấn đề nhận được sự quan tâm từ nhiều người. Ốc cũng là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng Purin cao nhưng bên cạnh đó còn có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Những đặc điểm dinh dưỡng của ốc

Theo khoa học, ốc có hàm lượng Protein cực kỳ dồi dào và rất ít Carbohydrate. Bên cạnh đó, ốc còn chứa khoảng 2,4% chất béo, 15% protein và đến 80% nước. Không chỉ có thế, cứ khoảng 100gr ốc chứa sắt, magie, selen và kali với hàm lượng cao hơn rất nhiều so với thịt lợn, thịt cá hay thịt gà. Trong đó, magie vốn là một chất quan trọng cho sức khỏe xương khớp và tim mạch.

Bị gout ăn ốc được không là thắc mắc chung của rất nhiều người do đặc tính bổ dưỡng của các loại ốc nói chung.
Bị gout ăn ốc được không là thắc mắc chung của rất nhiều người do đặc tính bổ dưỡng của các loại ốc nói chung.

Không chỉ vậy, ốc chứa nhiều vitamin như A, K, E và B12. Trong đó, vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc giải phóng năng lượng từ thực phẩm, duy trì sức khỏe của hệ thần kinh, xử lý axit folic và hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu. Với những lợi ích sức khỏe này, nhiều người thắc mắc về việc người bị gout ăn ốc được không.

2. Bị gout ăn ốc được không?

Bệnh Gout là tình trạng viêm khớp ngón tay hoặc chân, gây đau nhức, sưng tấy rất khó chịu. Tình trạng này xảy ra với những người ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng Purin cao, từ đó làm tăng lượng axit uric trong máu, dẫn đến dư thừa và đọng lại trong các khớp dưới dạng tinh thể hình kim, lâu ngày gây ra viêm khớp và đau khớp cấp tính. 

Hàu hay ốc đều là những thực phẩm có hàm lượng purin cao, làm tăng nguy cơ bị gout.
Hàu hay ốc đều là những thực phẩm có hàm lượng purin cao, làm tăng nguy cơ bị gout.

Trong khi đó, ốc là động vật có vỏ, hàm lượng purin trong ốc thường không cao như một số loại thực phẩm khác như thịt đỏ hoặc nội tạng. Ốc cung cấp nhiều vitamin E, phốt pho, magie và đặc biệt là protein. Mặc dù việc tiêu thụ protein với số lượng lớn có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu nhưng ốc cũng giàu axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm và kiểm soát quá trình sản xuất các phân tử gây viêm. Do đó, bị Gout ăn ốc được không? Câu trả lời là người bị gout có thể ăn ốc nhưng nên tiêu thụ trong mức độ hợp lý.

3. Các vấn đề cần lưu ý

Mặc dù người mắc bệnh Gout có thể ăn ốc nhưng phải đảm bảo ăn một lượng vừa phải để hạn chế tối đa lượng purin và đạm hấp thụ vào cơ thể, cùng với một số hợp chất hàm lượng cao khác như magie, phốt pho, …

Ngoài ra, việc hấp hoặc luộc ốc được đánh giá là sẽ giảm bớt đáng kể lượng purin trong ốc nên người bệnh có thể lựa chọn ăn ốc hấp, ốc luộc. Khi nấu, nên sử dụng nhiệt độ thấp để đạt hiệu quả tốt hơn.  

Bên cạnh ốc, người mắc Gout cũng cần chú ý đến những hải sản có hàm lượng Purin cao khác như sò điệp, nghêu, cá mòi, phi lê cá hồi, cá cơm, cá thu, …vì có thể tăng nồng độ axit uric trong máu. Đồng thời, việc uống đủ nước, từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày, giúp tăng cường khả năng thải axit uric ra khỏi cơ thể, từ đó hỗ trợ trong việc kiểm soát triệu chứng của bệnh Gout. 

Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng khả năng thải Axit Uric, hạn chế nguy cơ bị Gout.
Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng khả năng thải Axit Uric, hạn chế nguy cơ bị Gout.

Khi nấu ăn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau xanh và chọn những gia vị tự nhiên giàu chất chống oxy hóa như bạc hà và cần tây. Thay vì sử dụng các loại dầu có hàm lượng cholesterol cao, hãy dùng dầu ô liu hoặc dầu dừa.

Khi chế biến ốc, cũng nên hạn chế thêm các nguyên liệu chứa nhiều chất béo như phô mai, nước cốt dừa, mỡ lợn, mỡ gà, bơ thực vật và sốt mayonnaise. Điều này sẽ người bệnh duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Kết luận, người mắc bệnh gout có thể ăn ốc nhưng cần chú ý đến lượng tiêu thụ để hạn chế hấp thu purin và các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của mình. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe