Đó là bệnh Gout hay giả Gout?

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh gout và giả Gout có các triệu chứng khớp rất giống nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa đối với các tình trạng viêm khớp này là khác nhau. Bạn có thể cần một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây đau khớp. Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu đau khớp nào.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một triệu chứng chuyển hóa nhân purin trong thận khiến cho thận không đào thải hết axit uric trong máu. Khi axit uric tích trữ trong cơ thể thì nó sẽ hình thành tinh thể và tập trung tại các khớp. Từ đó, dẫn đến viêm, sưng và đau khớp cho bệnh nhân.

2. Bệnh gout và giả gout có liên quan thế nào?

Gout và giả Gout là các loại viêm gây đau và sưng các khớp. Nguyên nhân là do các tinh thể sắc nhọn tích tụ trong khớp. Bệnh gout và giả Gout đôi khi bị nhầm với các bệnh khớp khác, chẳng hạn như:

Sự khác biệt giữa bệnh gout và bệnh giả gout bao gồm vị trí cơn đau xảy ra và các loại tinh thể gây ra nó. Do đó, việc điều trị cũng khác nhau.

Bệnh gout thường xảy ra nhất ở ngón chân cái và ảnh hưởng đến các khớp sau:

  • Khớp ngón tay
  • Đầu gối
  • Mắt cá
  • Cổ tay

Bệnh giả gout còn được gọi là bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat (CPPD). Như tên gọi của nó, bệnh giả gout thường bị nhầm với bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh giả gout thường xảy ra ở đầu gối và khớp lớn khác, bao gồm:

  • Hông
  • Mắt cá
  • Khuỷu tay
  • Cổ tay
  • Vai
  • Tay

3. Các triệu chứng của bệnh giả gout và gout

Bệnh gout và giả gout gây ra các triệu chứng rất giống nhau ở các khớp. Cả hai đều có thể gây ra các triệu chứng đột ngột. Hoặc, chúng có thể gây ra bởi một chấn thương nhỏ, chẳng hạn như đập đầu gối hoặc khuỷu tay của bạn vào vật gì đó.

Gout và bệnh giả gout đều có thể gây ra:

  • Cơn đau đột ngột, dữ dội
  • Sưng tấy
  • Đỏ khớp
  • Nóng tại chỗ đau

Cơn đau gout gây ra cơn đau dữ dội, đột ngột và trở nên tồi tệ hơn kéo dài đến 12 giờ. Các triệu chứng sau đó giảm trong vài ngày. Cơn đau sẽ biến mất sau một tuần đến 10 ngày. Khoảng 60% những người bị bệnh gout sẽ bị một cuộc tấn công khác trong vòng một năm. Nếu bị bệnh gout mãn tính, bạn có thể bị đau thường xuyên hơn.

Các đợt bệnh giả gout bùng phát cũng đột ngột. Tuy nhiên, cơn đau thường không thay đổi và có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Các cơ đau có thể liên tục mà không biến mất. Đau giả gout giống cơn đau do viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.


Bệnh gout và giả gout gây ra các triệu chứng rất giống nhau ở các khớp.
Bệnh gout và giả gout gây ra các triệu chứng rất giống nhau ở các khớp.

4. Nguyên nhân của bệnh giả gout và Gout

Bạn có thể bị bệnh gout nếu có quá nhiều axit uric trong máu. Mức độ cao của axit uric có thể được gây ra khi:

  • Cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric
  • Thận không đào thải axit uric
  • Bạn ăn quá nhiều thực phẩm tạo ra axit uric, chẳng hạn như thịt, đậu khô, hải sản và rượu.

Các tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tim

Về nguyên nhân gây bệnh giả gout là do các tinh thể canxi pyrophosphat dihydrat trong khớp. Các tinh thể này sẽ gây đau khi chúng xâm nhập vào chất lỏng bên trong của khớp. Tuy nhiên, nguyên nhân của những tinh thể này vẫn chưa được biết đến.Bên cạnh đó, bệnh giả Gout đôi khi được cho là do một tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến giáp gây ra.

5. Chẩn đoán bệnh giả gout và bệnh gout

Bạn sẽ cần khám lâm sàng để giúp chẩn đoán bệnh gout và giả gout. Bác sĩ cũng sẽ xem xét bệnh sử của bạn. Xét nghiệm máu là phương pháp có thể cho biết bạn có nồng độ axit uric cao trong cơ thể không. Bạn cũng có thể làm các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán bệnh giả gout hoặc gout. Xét nghiệm máu cũng giúp loại trừ các tình trạng khác gây đau khớp. Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra:

  • Nồng độ khoáng chất trong máu, chẳng hạn như canxi, phốt pho, magiê, phosphatase
  • Nồng độ sắt trong máu
  • Mức độ hormone tuyến giáp

Nếu có bất kỳ tình trạng đau khớp nào, bác sĩ sẽ đề nghị bạn chụp X-quang. Bạn cũng có thể được siêu âm hoặc chụp CT. Chụp quét có thể cho thấy tổn thương ở các khớp và giúp tìm ra nguyên nhân.Dịch khớp có thể được lấy từ khớp bị ảnh hưởng để xét nghiệm.Bác sĩ sẽ gây tê bag sử dụng một cây kim dài để lấy dịch khớp. Chất lỏng được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.Một cách để các bác sĩ có thể biết bạn có bị bệnh gout hay không đó là xem xét các tinh thể. Tinh thể được lấy ra khỏi dịch khớp. Sau đó, các tinh thể được kiểm tra bằng kính hiển vi phân cực. Tinh thể gout có hình kim. Các tinh thể giả có hình chữ nhật và trông giống như những viên gạch nhỏ.

6. Điều trị bệnh giả gout và bệnh gout

Cả bệnh gout và bệnh giả gout đều có thể làm tổn thương khớp của bạn. Điều trị các bệnh lý này giúp ngăn ngừa tái phát và bảo vệ cơ thể của bạn.

6.1. Điều trị bệnh Gout

Bệnh Gout có thể được điều trị bằng cách giảm nồng độ axit uric cao trong máu của bạn. Điều này giúp loại bỏ các tinh thể kim loại trong các khớp. Thuốc điều trị bệnh Gout gồm:

  • Chất ức chế xanthine oxidase (Aloprim, Lopurin, Uloric, Zyloprim)
  • Uricosurics (Probalan, Zurampic)

6.2. Điều trị bệnh giả Gout

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên hút chất lỏng dư thừa ra khỏi khớp. Điều này có thể giúp loại bỏ một số tinh thể. Để hút dịch trong khớp, bác sĩ sẽ làm tê khu vực này và sử dụng một cây kim dài để hút hoặc lấy chất lỏng từ khớp.Bệnh giả gout chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc giúp kiểm soát đau và sưng. Những loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh Gout. Chúng bao gồm các loại thuốc được uống hoặc tiêm vào khớp như sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) và celecoxib (Celebrex)
  • Thuốc giảm đau colchicine (Colcrys, Mitigare)
  • Thuốc chống viêm corticosteroid, chẳng hạn như prednisone
  • Methotrexate
  • Anakinra (Kineret)

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị tổn thương. Có thể bạn vẫn cần một số loại thuốc giảm đau và chống viêm sau khi phẫu thuật.Các bài tập vật lý trị liệu là rất quan trọng sau phẫu thuật để giữ cho khớp linh hoạt và khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thời điểm an toàn để tập thể dục sau khi vết thương phẫu thuật lành hẳn.

7. Ngăn ngừa bệnh giả gout và bệnh gout

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là phương pháp có thể làm giảm axit uric trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh Gout. Các chuyên gia khuyến cáo đưa ra những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của bạn như sau:

  • Ngừng ăn hoặc hạn chế thịt đỏ và động vật có vỏ
  • Giảm uống rượu, đặc biệt là bia
  • Không sử dụng các loại đồ uống soda và chứa đường fructose
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Ngừng hoặc thay thế các loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu cho bệnh cao huyết áp, thuốc ức chế miễn dịch

Tóm lại, bệnh gout và giả Gout có các triệu chứng khớp rất giống nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa đối với các tình trạng viêm khớp này là khác nhau. Bạn có thể cần một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây đau khớp. Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu đau khớp nào. Điều trị sớm là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa tổn thương khớp và các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như vấn đề về thận.Nếu bị bệnh gout hoặc giả gout, bạn sẽ cần điều trị y tế và thay đổi lối sống để giúp giữ cho các khớp khỏe mạnh. Nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và nhà vật lý trị liệu về loại thuốc, chế độ ăn uống cũng như kế hoạch tập thể dục tốt nhất cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Gout. (2016). niams.nih.gov/health-topics/gout
  • Mayo Clinic Staff. (2018). Gout. mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/symptoms-causes/syc-20372897
  • Mayo Clinic Staff. (2018). Pseudogout. mayoclinic.org/diseases-conditions/pseudogout/symptoms-causes/syc-20376983
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe